Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng

  • Kể chuyện tưởng tượng trang 1
  • Kể chuyện tưởng tượng trang 2
  • Kể chuyện tưởng tượng trang 3
KỂ CHƯYỆN TƯỞNG TƯỢNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.
Biết vận dụng trong bài làm.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Khái niệm kể truyện tưởng tượng được thể hiện ở đây không phải là một sự sao chép, kể lại truyện có sẵn trong sách hay trong đời sông, mà phải biết dùng trí óc của mình để kể một truyện theo sự sáng tạo của mình.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra?
Tóm tắt truyện:
Chân, Tay, Mắt, Tai tị với lão Miệng là lão chẳng làm gì chỉ ngồi ăn không, còn chúng thì phải làm việc mệt nhọc quanh năm. Chúng bàn với nhau từ nay không làm gì nữa để lão Miệng không có cái mà ăn. Nhưng rồi qua đôi ba ngày Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mỏi mệt, rã rời, không buồn làm gì cả. Chúng lại họp với nhau và vỡ lẽ ra rằng nếu lão Miệng không được ăn, thì chúng không có sức. Thế là chúng lại cho lão Miệng ăn, chúng lại có sức khỏe, từ đó cả bọn sông hòa thuận với nhau.
Trong truyện này người ta tưởng tượng: các bộ phận cơ thể là những nhân vật riêng biệt được gọi bằng bác, cô, cậu, lão mỗi nhân vật có nhà riêng. Chân, tay, tai, mắt chông lại cái miệng (là chi tiết tưởng tượng). Câu chuyện được kể như một giả thiết để đi đến thừa nhận một chân lí rằng cơ thể con người là một sự thông nhất. Nếu miệng có ãn thì các bộ phận khác mới hoạt động được.
Câu chuyện tưởng tượng là để nói rằng, trong xã hội mọi người phải nương tựa vào nhau, nếu tách rời nhau thì không tồn tại được.
Đọc các truyện sau và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng.
Truyện: “Sáu con gia súc so bì tranh công”.
+ Trong truyện người ta tưởng tuợng sáu con gia súc nói được tiếng người và cả sáu con này đều kể công và kể khổ.
+ Những tưởng tượng ở đây dựa trên cơ sở: sự thật về cuộc sông và công việc của mỗi con vật.
+ Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích: các giông vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người do đó không nên so bì với nhau.
- Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”.
Truyện tưởng tượng: tưởng tượng một giấc mơ đi gặp Lang Liêu; Lang Liêu đi thăm dân tình nấu bánh chưng. Em hỏi chuyện Lang Liêu và Lang Liêu trả lời.
GHI NHỚ
Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những diều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
LUYỆN TẬP
Đề bài 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện hiện nay với máy ủi, máy xúc, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,...
Bài tham khảo
Một cuộc chiến giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh diễn ra rất dữ dội, với đủ các loại vũ khí hiện đại, hòng tiêu diệt lẫn nhau, để tranh cướp nàng Mị Nương xinh đẹp con vua Hùng Vương thứ mười tám.
Do mang lễ vật đến chậm không lấy được MỊ Nương, Thủy Tinh tức giận bèn đem xe tăng, máy bay, xe lội nước tấn công Sơn Tinh.
Để bảo vệ thành quả mà mình vừa đạt được, Sơn Tinh đã dùng máy bay chiến đấu trút bom tới tấp xuôhg đội quân của Thủy Tinh. Tăng thêm viện trợ, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi cá sấu, cá mập, đem thêm máy xúc, máy ủi hòng san bằng dinh lũy của Sơn Tinh. Bụi khói bay mù mịt, những tiếng nổ long trời, cây cối ngả nghiêng, nhà cửa sập đổ. Tiếng kêu vang cả đất trời, nhưng cuộc chiến vẫn diễn ra ác liệt và kéo dài hàng mấy tháng liền.
Mặc dù Thủy Tinh đã huy động tối đa các loại vũ khí tối tân, nhưng không sao tiêu diệt được Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về nước.
Từ đó hàng năm Thủy Tinh vẫn chưa vơi lòng oán hận nên thỉnh thoảng lại cho máy bay dò la và thả bom xuống thành phô', làng mạc làm hư hại mùa màng, nhà cửa hòng tiêu diệt nền kinh tế của Sơn Tinh.
Đề sô 2: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường củ, tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Bài tham khảo
Hơn mười năm xa quê, xa mái trường thân thương, nơi đã từng dạy dỗ tôi trong những năm tháng đầu tiên của tuổi học trò.
Hôm nay, tôi mới có dịp trở về quê hương, trở về với ngôi trường yêu dấu này, lòng tôi bồi hồi xôn xao khó tả. Bao câu hỏi cứ hiện lên trong đầu: “Quê mình bây giờ thế nào nhỉ? Ngôi trường ngày xưa mình học có còn nữa không?...” Rồi tôi mường tượng như mình đang đứng trước cổng của ngôi trường cũ.
Ngôi trường lợp lá ngày nào không còn nữa, thay vào đó là một ngôi trường mới xây, nhìn từ xa những mảng tường trắng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp lánh.
Tôi bước vào cổng trường vừa ngỡ ngàng vừa thấy thân quen. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ cao su nổi vân như lụa. Tôi thấy tất cả đều sáng lên thơm tho trong nắng mùa thu.
Đứng dưới mái trường mới, lòng tôi tràn ngập một niềm vui: Vui vì sự đi lên, thay da đổi thịt của quê hương, vui vì từ nay trẻ em đến trường không còn vất vả như chúng tôi thuở trước. Tôi còn nhớ mỗi khi có trận mưa lớn, thầy trò phải dồn bàn ghế lại ngồi sát vào nhau để tránh nước mưa, vì mái lá lâu ngày đã nát hết. Rồi những ngày mùa đông giá rét, gió lạnh từ ngoài thổi vào lớp khiến chúng tôi lạnh buốt đến thấu xương. Giờ đây cái cảnh đó không còn nữa, lớp học bây giờ âìn cúng, khang trang và đẹp hơn nhiều.
Đang mải ngắm quang cảnh ở trường, bỗng có một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai tôi. Giật mình quay lại, tôi nhận ra thầy Hiệu trưởng. Thầy bây giờ đã già nhiều, mái tóc thầy bạc trắng, đôi mắt dường như cũng mờ đi, bởi tôi thấy thầy đeo tròng kính rất dầy. Tôi cúi mình chào thầy, thầy khẽ nói:
- Hùng về thăm trường phải không?
Tôi không ngờ thầy nhận ra và nhớ tên tôi. Thật cảm động, tôi nắm chặt tay thầy, không hiếu sao lúc đó hai hàng nước mắt của tôi cứ lã chã rơi. Thầy mời tôi vào phòng Hiệu trưởng. Thầy kể cho tôi nghe rất nhiều về sự thay đổi của trường. Tôi cũng kế’ cho thầy nghe về những thành tích mà tôi đã đạt được từ sau khi chuyển trường lên thành phô? Thầy chúc mừng sự thành công của tôi.
Đang mải suy tư với sự tưởng tượng của mình, bỗng xe ô tô hãm phanh dừng két lại, tiếng anh tiếp viên cất lên: “Tới bến rồi xin mời bà con cô bác xuống...”. Tôi giật mình nhìn ra đúng quê mình rồi, tôi xuống xe và mong rằng tất cả những gì mà tôi vừa tưởng tượng đều trở thành sự thật. Tôi hô'i hả đi mong sao cho chóng đến trường.