Soạn bài Con hổ có nghĩa (Truyện trung đại Việt Nam)

  • Con hổ có nghĩa (Truyện trung đại Việt Nam) trang 1
  • Con hổ có nghĩa (Truyện trung đại Việt Nam) trang 2
  • Con hổ có nghĩa (Truyện trung đại Việt Nam) trang 3
  • Con hổ có nghĩa (Truyện trung đại Việt Nam) trang 4
CON HO Cỏ NGHĨA
(Truyện trung dại Việt Nam)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được giá trị của đạo làm người.
Biết kể chuyện theo lời kể của mình.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Hiểu các thuật ngữ: trung đại, truyện và truyện trung đại.
trung đại: Là một thuật ngữ có tính chất quy ước, để chỉ một giai đoạn lịch sử, đó là thời kì từ thế kỷ X đến thế kỷ thứ XIX.
írụyện: Theo Từ điển văn học của NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984 định nghĩa như sau:
“Thuộc loại tự sự - có hai thành phần chủ yếu là cốt chuyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể, truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. Tùy theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tạo mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện nôm,...
truyện trung dại'. Thuộc thể loại truyện nói chung nhưng nó có những đặc điểm riêng, nó tồn tại và phát triển trong môi trường văn học trung đại có quy luật văn sử, văn triết bất phân (hai loại này chưa tách khỏi nhau). Do đó trong truyện có sự đan xen giữa yếu tố văn, yếu tô' sử, yếu tô' triết, sự đan xen giữa hai kiểu tư duy hình tượng và tư duy lý luận, truyện thường pha tính chất kí. Trong truyện, cô't truyện giữ một vai trò quan trọng mặc dù trình độ xây dựng cốt truyện còn đơn giản, kết cấu thường là đơn tuyến về trật tự thời gian trước sau. Tính cách của nhân vật hiện lên chủ yếu là qua lời kế của người dẫn truyện, qua hành động, ngôn ngữ đô'i thoại của nhân vật. Sự phân tích thê' giới nội tâm, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật rất hiếm được biểu hiện.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam, vì nó có cô't truyện và nhân vật.
Văn bản có hai đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến “Nhờ có số bạc ấy bà mới sống qua được”.
Ý đoạn 1: Bà đỡ Trần giúp hổ cái đẻ, hổ đực tạ ơn bà cục bạc.
Đoạn 2: Phần còn lại.
Ý đoạn 2: Người kiếm củi giúp đỡ hổ lấy khúc xương móc trong cổ họng hổ, được hổ trả ơn.
Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”?
Biện pháp cơ bản của truyện là biện pháp nhân cách hóa làm cho hình tượng con hổ trở nên như con người, có tình, có nghĩa, có hành động...
Dựng lên truyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”, vì hổ là một loài thú dữ, tàn ác, ăn thịt thú rừng và thậm chí còn ăn cả thịt người. Nhưng con hổ ở trong truyện lại là một con hổ có nghĩa, có tình, ở đây người ta muôn mượn hình tuợng con hổ là để răn dạy con người: Sông ở đời phải có tình, có nghĩa với nhau.
Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, và giữa bác tiều với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?
Chuyện con hổ với bà đỡ Trần: Đó là truyện hổ xông vào nhà cõng bà đỡ đến đỡ đẻ cho hổ cái, sau đó đền ơn bà bằng cách tặng cho bà một cục bạc để bà sông qua năm mất mùa đói kém.
Chi tiết làm em thú vị là:
Hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
Hổ đực vui mừng đùa giỡn vói con.
‘Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt.
Trong truyện này ta thấy hổ đực không những chỉ biết đáp nghĩa mà nó còn có những đức tính đáng quý: Hết lòng với hổ cái lúc sinh đẻ, táo bạo trong hành động, vui mừng vì con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay với ân nhân của mình.
Chuyện con hổ với bác tiều (ở huyện Lạng Giang): Đó là chuyên hổ bị hóc xương bò được bác tiều móc xương cứu sống, hổ đền ơn bác. Đến khi bác tiều qua đời hổ mang dê đến tế và hàng năm vào ngày giỗ bác hổ lại đưa dê, lợn đến để cúng bác.
Chi tiết làm chúng ta thích thú:
Nhìn kỹ miệng hổ thấy có khúc xương móc ngang họng.
Bác tiều uống rượu say mạnh bạo trèo lên cây.
Hổ nằm phục xuống há miệng cầu cứu.
Hổ bỗng nhiên đứng trước mộ nhảy nhót.
Hổ lại đưa dè, lợn đến nhà bác.
Sự đền ơn của hai con hổ trong hai truyện khác nhau.
Con hổ trong truyện đầu: đền ơn chỉ có một lần.
Con hổ ở truyện sau: đền ơn mãi mãi (kể cả lúc bác Tiều đã chết).
Truyện: Con hổ có nghĩa đề cao khuyến khích điều gì cần có trong cuộc
sống con người? Chuyện con hổ có nghĩa đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
GHI NHỚ
Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong dó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật dể nói chuyện con người nhầm dề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
LUYỆN TẬP	
Đề bài: Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết kể thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ.
Bàỉ tham khảo
Ngày xưa có một bác tiều phu nghèo sống ở trong một túp lều gần bìa rừng. Hàng ngày bác vào rừng đốn củi để kiếm sống. Cũng như thường lệ, một hôm sau khi bán củi xong, trên đường về nhà bác thấy một người mang ra bến một con chó bị trói, toan vứt xuống sông. Lấy làm thương hại, bác vội ngăn lại hỏi duyên cớ. Người ấy cho biết chó này là của chủ mình. Hôm nay chủ đi chợ về dọn tiệc, không rõ cất đặt thế nào để chó ăn vụng mất cả. Chủ tức giận trói chó đánh một trận thừa sống, thiếu chết rồi sai đi buông sông. Nghe kể thế, bác bèn xin mua lại con chó. Người kia cười mà rằng:
Nó chỉ chuyên môn ăn vụng, bác mua về làm gì?
Thây kệ, cứ bán cho tôi. - Bác đáp.
Bác xỉa hết số tiền vừa bán củi mua lấy con chó. Bác cởi trói cho nó. Con chó chạy lon ton phía sau theo bác về nhà.
Hàng ngày, chó vào rừng cùng bác. Trong lúc bác đôn củi, chó dùng hai chân của mình đào bới những cây măng tre, củ mài tha đến cho bác. Có hôm nó còn dồn bắt được cả con thỏ rừng. Từ khi có con chó cuộc sống của bác tiều phu dường như vui vẻ hơn, suốt ngày con chó cứ quanh quẩn bên bác.
Một hôm, trong lúc bác đang mải mê với công việc của mình, bỗng đâu xuất hiện một con sói xám to lớn xông vào định vồ bác ăn thịt. Sợ quá bác kêu thét lên. Chó đang đào bới, giật mình khi nghe thấy tiếng kêu của chủ. Nó phóng như bay, tới gần nó thấy con sói đang chực cắn vào cổ bác tiều phu. Không sợ nguy hiểm, chó xông ngay vào cắn sói. Sói đau quá bèn nhả bác tiều phu ra, quay lại đánh nhau với chó. Hai con quần nhau hơn một tiếng đồng hồ đến khi sói thấy chó nằm bất động và lúc này nó cũng đã thấm mệt nên đành bỏ đi.
Thấy sói đi rồi bác tiều phu chạy lại bế chó lên, con chó bị thương rất nặng. Trên người nó toàn là vết răng cắn của con sói, máu chảy lênh láng. Bác tiều phu ôm nó về nhà vừa đi vừa khóc.
Hàng ngày bác vào rừng kiếm lá thuốc về đắp lên các vết thương của nó. Sau hơn hai tháng con chó khỏi hẳn, nó lại lon ton theo bác vào rừng.
Thời gian trôi qua bác tiều phu đã già, lại ốm đau luôn nên không vào rừng kiếm củi được nữa. Công việc trong nhà chỉ còn biết trông cậy vào con chó mà thôi. Chó vẫn vào rừng đào măng và củ mài mang về cho bác. Thế rồi một hôm nó cặp về một cây măng mai rất to, hí hửng chạy lên nhà để khoe với bác. Nhưng nó kéo tay mãi không thấy bác tiều phu dậy, rồi dường như nó hiểu một chuyện gì đó, bỗng nó rú lên một tiếng dài, tiếng rú của nó vang vọng khắp khu rừng. Mấy ngày liền nó chẳng đi đâu, chỉ phủ phục nằm bên cạnh bác.
Khi những người trong làng kéo đến, mọi người đều lặng đi khi nhìn thấy một cảnh tượng đau lòng. Con chó nằm chết bên cạnh bác tiều phu, đầu nó gối lên cánh tay