Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự

  • Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 1
  • Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 2
  • Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 3
TÌM HIỂU CHƯNG vê VAN Tự sự
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
Hiểu được khái niệm về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Tự Sự LÀ GÌ?
Tự sự là một phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự kiên theo mốỉ quan hệ nào đấy: như quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng. Khái niệm tự sự ở đây bao gồm các nội dung trần thuật, tường thuật, kể chuyện.
Về mục đích giao tiếp, tự sự là phương thức chủ yếu để nhận thức sự vật (íự: kể, sự: việc)
Trong đời sông hàng ngày, chúng ta thường kể cho nhau nghe những câu chuyện, việc kể và nghe ở đây bao hàm sự giải thích, tìm hiểu, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự: văn bản tự sự này cho ta biết những điều:
Sự ra đời của Gióng bao gồm các chi tiết sau:
+ Hai vợ chồng ông lão muôn có con.
+ Bà vợ giẫm chân lên vết chân lạ + Bà có thai mười hai tháng
+ Đứa trẻ lên ba không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy...
Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ đi đánh giặc.
Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ven đường.
Thánh Gióng đánh tan giặc.
Thánh Gióng cùng ngựa sắt bay về trời.
Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
LUYỆN TẬP
Đọc mẩu truyện và trả lời câu hỏi: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
Đây là câu chuyện kể về diễn biến trong tư tưởng của ông già, đó là lòng yêu cuộc sông dù sức đã kiệt nhưng sông còn hơn chết.
Bài thơ sau có phải là tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.
Bài thơ là thơ tự sự kể chuyện bé Mây và Mèo con rủ nhau đi bẫy chuột, nhưng Mèo tham ăn nên lại mắc vào bẫy.
Câu chuyện được kể như sau: Một hôm bé Mây rủ mèo con đi bẫy chuột nhắt. Mồi thơm là chú cá nướng ngon được treo lơ lửng trong cạm sắt. Cả Mèo và bé Mây đều thích thú khi biết rằng lũ chuột ngu ngóc sẽ chui vào trong cạm sắt để ăn cá. Đêm đó khi ngủ, bé Mây nằm mơ sẽ cùng Mèo con xử án lũ chuột. Nhưng sáng mai khi xuống bếp chẳng thấy chuột đâu mà trong cạm sắt Mèo đang nằm mơ, hóa ra vì thèm ăn cá mà Mèo đã sa bẫy.
Hai văn bản sau có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba là một bản tin, nội dung là kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba tại thành phô" Huế vào chiều ngày 3/4/2002. Đây là một bài văn tự sự.
Người Âu Lạc đánh tan quân xầm lược là một câu chuyện kể về cuộc kháng chiến của người Việt trước nạn xâm lược của quân Tần. Qua đó thể hiện tính đấu tranh anh dũng, không sợ hy sinh, gian khổ của người Việt. Đây cũng là một văn bản tự sự.
Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Đây là một câu chuyện được kể theo nhiều cách khác nhau. Một trong cách kể là:
Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ, Long Quân là người Lạc Việt (Bắc bộ Việt Nam) mình rồng. Âu Cơ con gái dòng họ Thần Nông, giống tiên ở núi phương Bắc. Long Quân và Âu Cơ lấy nhau, Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đời đời nôi tiếp làm vua. Biết ơn và tự hào về dòng giông của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Bạn Giang nên kể tóm tắt một vài thành tích của bạn Minh để mọi người trong lớp biết Minh là người: “chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè”.
GHI NHỚ
Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuồi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp người kể giải thích một sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.