Soạn bài Danh từ

  • Danh từ trang 1
  • Danh từ trang 2
  • Danh từ trang 3
  • Danh từ trang 4
DANH TỪ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được đặc điểm của danh từ.
Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
Vận dụng trong học tập.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Đặc điểm chung của danh từ:
Về mặt ý nghĩa: Danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm trừu tượng khác.
Danh từ gồm có:
+ Các từ định danh tức là những từ chỉ người, chỉ động vật, thực vật và đồ vật. Thí dụ:
Danh từ chỉ người: cha, mẹ, anh em, đồng chí, công nhân, nông dân, học sinh, cán bộ, bộ đội, Nguyễn Văn Trỗi...
Danh từ chỉ động vật: chim chóc, bồ câu, vịt, gà, trâu, cá, voi, chó, lợn...
Danh từ chỉ thực vật: cây cối, cam quýt, chuối, xoài, măng cụt, quả, hoa...
Danh từ chỉ đồ vật: đồ đạc, bàn, ghế, sách, bút, mực, quần, áo...
+ Các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên và xã hội. Thí dụ:
Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: thiên nhiên, trời đất, trăng, sao, mưa, gió, ngày, đêm, sáng, tối...
Danh từ chỉ các hiện tượng xã hội: sản xuất, nhà máy, thành thị, nông thôn, đoàn thể, hợp tác xã...
+ Các từ có ý nghĩa trừu tượng: chính trị, văn học, toán học, đạo đức, tâm hồn, ý chí...
về đặc điểm ngữ pháp.
Danh từ có thề làm thành tô' chính kết hợp với các số từ một, hai, từng, mấy... với các phó từ nliững, các... ở trước.
Ví dụ: Hoàng hai vai đeo hai súng.
Hoặc kết hợp với các đại từ chỉ định này, kia, ấy, nọ...
Ví dụ: - Lạt này gổi bánh chưng xanh.
- Màu này nhuộm áo không phai.
Trong câu danh từ có khả năng đảm nhận các chức vụ khác nhau: chủ ngữ, bồ ngữ.
Bàn tay ta làm nên tất cả.	(Hoàng Trung Thông)
Tôi yêu Tổ quốc Việt Naĩn
Lưu ý: Danh từ không kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, khá, cực kì...) và từ mệnh lệnh (phải, hãy...)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:
Vua sai bán cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con.
Danh từ: Con trâu hoặc trâu
Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
Xung quanh danh từ trong cụm danh từ ba con trâu ấy có số từ ba đứng
trước và đại từ chỉ định ấy đứng sau.
Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
Ngoài danh từ con trâu, trong câu còn có các danh từ khác: vua, làng, thúng, gạo, nếp.
Danh từ biểu thị những gì?
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
Khả năng kết hợp,
Chức vụ ngữ pháp.
Khi làm vị ngữ có từ là đứng trước.
Ví dụ: Tôi là học sinh trường Võ Trường Toản.
Đặt câu với các danh từ em mới tìm được.
Vua là người thông trị một nước theo lệ cha truyền con nô'i.
Để tỏ lòng biết ơn làng đã xây miếu thờ Thánh Gióng.
Mẹ đi chợ về mua một cái thúng để đựng gạo nếp.
Ba core trâu.
Một viên quan.
Ba thúng gạo.
Sáu tạ thóc.
Nghĩa của các danh từ in đâm dưới đây có gì khác các danh từ đúng sau?
Các danh từ in đậm chỉ đơn vị tính đếm người, vật. Còn các danh từ đứng sau (trâu, quan, gạo, thóc) chỉ sự vật.
Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi. Vì sao?
Những từ như thúng, tạ là những đơn vị quy ước khi thay bằng một từ khác (thay thúng bằng rổ, rá; thay tạ bằng cân) đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi.
Những từ: con, viên là những đơn vị tự nhiên. Nếu ta thay: {con bằng chứ; thay viên bằng ông) đơn vị tính đếm, đo lường không hề thay đổi.
Vì sao có thể nói: Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói nhà có sáu tạ thóc rất nặng.
ơ đây ta thấy: tạ là đơn vị quy ước chính xác, khi sự vật đã được tính đếm đo lường bằng đơn vị quy ước chính xác thì nó không thể được miêu tả về lượng (sáu tạ thóc rất nặng).
Thúng là đơn vị ước chừng. Khi sự vật chỉ được tính đếm, đo lường một cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả bổ sung về lượng (ba thúng gạo rất đầy).
GHI NHƠ
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
Chức vụ điển hình trong câu của danh tù là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ cliỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm...
Danh từ chỉ đan vị gồm hai nhóm:
Danh từ chỉ đan vị tự nhiên (còn gọi là loại từ)
Danh từ chí dơn vị quy ước. Cụ thể là:
+ Danh từ chỉ đan vị chính xác.
+ Danh từ chí đơn vị ước chừng.
LUYỆN TẬP
1. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.
Một số danh từ chỉ sự vật: Nhà, cửa, bàn, ghế, chai, lọ...
Đặt câu:
Nhà cửa của anh sao bẩn thế?
Cái bàn này có bốh chân.
Lọ nước này rất đầy.
Liệt kê các loại từ.
Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: anh, chị, ông, ngài...
Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quả, hoa, tờ, chiếc...
Liệt kê các danh từ.
Chỉ đơn vị quy ước chính xác: Ki-lô-gam, tạ, tấn, mét...
Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: vài, dàn, mớ...
Chính tả nghe - viết: Cây bút thần (từ đầu đến: dày đặc các hình vẽ) - Học sinh tự viết.
Viết đúng các chữ: ô, d và các vần uông - ương.
Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên.
Chỉ đơn vị: em, qua, con, bức...
Chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim...