Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả

  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 1
  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 2
  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 3
  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 4
VĂN MIỄƯ TÀ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
— Nắm được văn miêu tả là gì và đặc điểm của bài văn miêu tả. Đi sâu vào một sô' thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này.
— Nhận diện được những đoạn văn hay bài văn miêu tả.
Hiểu được tình huống khi nào dùng văn miêu tả.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Văn miêu tả là loại văn thể hiện sự vật, sự việc, con người, cảnh vật... một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sông. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá thẩm mĩ của người viết với đối tượng miêu tả.
Đặc điểm chung của văn miêu tả :
+ Văn miêu tả là một loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Dù miêu tả bất cứ đôĩ tượng nào, dù có bám sát thực tế, văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật, sự việc, con người... một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng biệt trong cách quan sát, cấm nhận của người viết.
+ Văn miêu tả cần phải chân thật. Tính chân thật ở đây không chỉ được hiểu là chân thật trong quan sát và sự thể hiện quan sát ây, mà còn được hiểu là sự chân thật trong cách cảm, cách nghĩ.
Ngôn ngữ trong bài văn miêu tả bao giờ củng là ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nliịp điệu, âm thanh... Đây là một trong những điều quan trọng để phân biệt miêu tả văn học với những loại miêu tả khác trong sinh học, trong địa lí...
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau :
Tình huống 1 : Em phải tả sơ qua về ngôi nhà của em.
Tình huống 2 : Em phải tả chiếc áo.
Tình huống 3 : Em phải tả hình ảnh người lực sĩ.
Một vài tình huống khác :
Em đang định đến câu lạc bộ thiếu nhi để học đàn. Bỗng có người bạn gọi điện thoại muôn cùng em đến xem câu lạc bộ. Nhưng đã trễ giờ, em không thể đợi được, em làm thế nào để bạn nhận ra được câu lạc bộ thiếu nhi của em ?
Em có người bạn rất thân nhưng ở xa. Em muôn khoe người bạn đó với các bạn trong lớp. Em phải làm gì để các bạn cùng học có thể hình dung ra người bạn thân thiết đó.
Ngôi trường trước đây em học, đã để lại cho em nhiều kỉ niệm đẹp. Hiện nay em đang học ở một ngôi trường mới, em muôn giới thiệu với các bạn về ngôi trường cũ của mình. Vậy em làm cách nào để các bạn có thể tưởng tượng ra ngôi trường thân yêu đó.
Trong văn bản trích chương I cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí nêu ở đầu bài học, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau :
Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm của hai chú dế ?
*6. Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ? — Hai đoạn văn :
+ Đoạn miêu tả Dế Mèn : từ đầu đến có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
+ Đoạn miêu tả Dế Choắt : từ bền hàng xóm tôi đến không một chút
bận tâm.
Hai đoạn văn này miêu tả hình dáng, hoạt động, tính cách của Dế Mèn và Dế Choắt.
Những chi tiết và hình ảnh giúp ta hình dung được điều đó.
+ Dế mèn :
Những chi tiết miêu tả bộ phận chính của ngoại hình : Đôi càng mẫn bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng, rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.
Tả điệu bộ động tác của Dế Mèn : Co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ ; hai cái răng đen lúc nào củng nhai ngoàm ngoạp ; chốc chôc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
+ Dế Choắt :
Tả hình dáng : Người gầy gò ; dài lêu nghêu như một gã nghiện thuôc phiện ; cánh ngắn củn, hở cả mạng sườn ; đôi càng bè bè ; nặng nề ; râu cụt; mặt mũi lúc nào củng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
Tính tình hành động : Ân xổi ở thì ; nhà cửa tềng toàng ; nông sát mặt đất ; không biết dào sâu khoét nhiều ngách ; trông thấy Dê Mèn thì sợ...
GHI NHỚ:
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung những đặc điểm. Tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh... làm cho những cái đó hiện lên trước mát người đọc. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
B. LUYỆN TẬP
1. Hãy đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi :
Mỗi đoạn văn tái hiên điều gì ?
Đoạn 1 : Miêu tả Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên cường tráng.
Đặc điểm nổi bật : to khỏe và mạnh mẽ.
Ví dụ : Chàng dế thanh niên cường tráng mần bóng vuốt ở chân ở khoeo cứng, nhọn hoắt ; co cẳng đạp phànli phạch ; ngọn cỏ gãy rạp...
Đoạn 2 : Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc (Lượm).
Đặc điểm nối bật : Nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.
Ví dụ : loắt choắt ; chân thoăn thoắt ; đầu nghênh nghênh ; Ca-lô đội lệch ; mồm huýt sáo ; nhảy...
Đoạn 3: Miêu tả một vùng bãi ven hồ ; ao ngập nước sau cơn mưa.
Đặc điểm nổi bật : Sinh động, ồn ào, huyên náo.
Ví dụ : Nước dâng trắng mênh mông ; cua, cá táp nập xuôi ngược, cò, sếu, vạc, cốc, le le, vịt trời, bồ nông... bay về vùng nước mới để kiếm mồi ; họ cãi cọ om sòm ; bì bõm lội...
Đề luyện tập :
a. Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông, thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào ?
Gợi ý : Cảnh mùa đông :
Bầu trời luôn luôn âm u, lạnh lẽo, ẩm thấp; gió bấc và mưa phùn.
Cầy cỗì : trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều...
ít người qua lại trên đường phô' vào ban đêm...
Ví dụ : Tả cây bàng qua mùa đông :
Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một lá, cành như khô lại in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, dám cành trơ trụi đó như cố co mình vào để chịu cho được cái rét buốt của mùa dông. Trông những cảnh trơ trụi ấy, cái Thúy và các bạn nhỏ của nó thấy thương xót trong lòng, chúng nghĩ rằng mình có áo, còn rét, những cành rụi hết lá kia trơ trơ ngoài trời chắc là rét lắm.
(Đào Vũ)
Hoặc đoạn văn khác :
Mùa đông đến, bầu trời như thấp hẳn xuống. Ngoài trời mưa phùn lã chã rơi. Thỉnh thoảng những cơn gió bấc từ đâu thổi đến khiến mọi người phải rùng mình. Đường phố về dèm càng trở nên tĩnh mịcli bởi ít người qua lại.
Mùa đông đến củng là lúc các loài hoa đang thai nghén chuẩn bị cho sự đơm hoa khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân trở về.
Lúc nào khuôn mặt mẹ cũng hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt ấy thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào ?
Gợi ý : Tả khuôn mặt mẹ
Đẹp, sáng (đói mắt, đôi môi, mái tóc...)
Hiền hậu hay nghiêm nghị
Vui vẻ hay lo âu...
Ví dụ :
Mẹ em năm nay ngoài bốn mươi tuổi. Gương mặt mẹ hình trái xoan có nhiều nét dễ thương. Đôi mắt mẹ đen láy luôn mở to hiền hậu. Đôi môi mẹ đỏ thắm luôn tươi cười, mỗi khi mẹ cười để lộ một chiếc răng khểnh rất có duyên. Mái tóc mẹ để dài mềm mại, buông xuống ngang lưng, những lúc làm việc, mẹ thường cuốn thành búi tròn trên đỉnh đầu cho gọn...