Soạn bài Luyện nói kể chuyện

  • Luyện nói kể chuyện trang 1
  • Luyện nói kể chuyện trang 2
  • Luyện nói kể chuyện trang 3
LUYỆN NÓI KỂ chuyện
MỤC TIÊU BÀI HỌC
— Biết lập dàn bài cho bài kể miệng.
- Kể một cách tự nhiên và chủ động không lệ thuộc vào văn bản viết.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Hãy tìm hiểu một số đề văn sau:
Đề 1: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
Bài tham khảo
Trong dịp nghỉ hè vừa qua, một trong những hoạt động làm tôi nhớ mãi, đó là việc các anh chị phụ trách tồ chức cho chi đội tôi đến giúp đỡ một gia đình liệt sĩ neo đơn, bà Nguyễn Thị Hằng có chồng và con hy sinh trong hai cuộc kháng chiến.
Nhà bà Hằng ở tận Củ Chi. Dáng người nhỏ nhắn. Từ ngày giải phóng đất nước đến giờ, bà chỉ sống một mình, chồng bà đã hi sinh trong thời kì chông Pháp. Hai người con trai của bà cũng gia nhập đội du kích Củ Chi và hi sinh trong một trận càn của địch. Hoàn cảnh gia đình bà rất neo đơn, mấy năm nay do già yếu nên bà không làm ruộng được nữa mà hưởng chế độ liệt sĩ của chồng và con.
Khi chúng tội đến, bà đang lom khom quét nhà, thấy thế tôi bèn chạy đến bên bà và nói:
Bà ơi! Bà đê cháu quét cho ạ.
Bà nhẹ nhàng đưa chổi cho tôi và nói:
Các cháu lại đến thăm bà đấy à! Làm xong lên đây ngồi nói chuyện với bà cháu nhé.
Chúng tôi phân công mỗi người một việc: người quét nhà, người xuống bếp nấu nước, người ra đằng sau dọn chuồng heo và cho heo ăn. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Tất cả chúng tôi ngồi quây quần bên bà nghe bà kể chuyên: Ngày trước, bà cũng là một cô gái xinh đẹp của vùng Củ Chi, bà tham gia hoạt động thanh niên và yêu một chàng cán bộ tuyên huấn, ông và bà lấy nhau, tình yêu và cuộc sông gia đình của họ rất hạnh phúc. Nhưng rồi cuộc kháng chiến chông Pháp bùng nổ, bà phải chia tay chồng, ông vào bộ đội và hy sinh ở mặt trận miền Đông. Người con trai đầu của bà cũng xin ra nhập quân đội, anh cũng đã hy sinh ở Điện Biên Phủ. Chồng chết, con chết, trên đầu người phụ nữ nhỏ nhắn này phải đeo hai chiếc khăn tang, bà phải chạy ngược xuôi, tần tảo nuôi hai người con trai lúc ấy còn rất nhỏ. Rồi những năm tháng cả miền Nam sôi sục chống Mỹ, hai người con trai còn lại của bà cũng xin phép mẹ tham gia vào đội du kích xã, các anh cũng đã lần lượt hi sinh.
Đau đớn trước những mất mát, những tổn thất lớn lao, người mẹ anh hùng này càng tích cực tham gia kháng chiến, bà tình nguyện xung phong vào đội quân “tóc dài”. Bà là Hội trưởng Hội phụ nữ Củ Chi, bà được mọi người tin tưởng và yêu mến.
Hoà bình lập lại, bà vẫn tiếp tục công tác, nhưng rồi tuổi già sức yếu, bà phải nghỉ ở nhà.
Lần nào chúng tôi đến, đều được nghe bà kể chuyện về những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ vùng Củ Chi đất thép này. Nhìn bà kể, tôi thấy trên gương mặt luôn ánh lên một niềm tự hào và kiêu hãnh.
Mỗi lần nghe bà kể xong, tất cả chúng tôi im lặng, rồi không ai bảo ai đều đến trước bàn thờ thắp một nén nhang cho những người đã hy sinh anh dũng. Bên làn khói nhang mờ mờ toả ra, tôi mường tượng đến những chiến công mà chồng và con bà đã đổi cả xương máu đế đem lại cho đất nước nền độc lập và hoà bình. Càng thương tiếc bao nhiêu, tôi càng cảm phục trước tinh thần chịu đựng và kiên cường của bà, một người mẹ Việt Nam anh hùng.
Để 2: Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
Bài tham khảo
Một buối sáng mùa xuân nắng ấm, ánh mai hồng như một dải lụa trên hè phố thủ đô, chiếu sáng hai dãy nhà san sát của phố Hàng Ngang. Chúng em dừng lại trước sô' nhà 48 - ngôi nhà ba tầng mang tấm biển đá trắng: “Nhà lưu niệm Bác Hồ”.
Dưới sự hướng dẫn của chị phụ trách, chúng em lần lượt vào tham quan. Qua lời giới thiệu của chị, chúng em được biết chủ ngôi nhà là người khá giàu có, với lòng yêu nước tha thiết, ông đã đi theo con đường cách mạng quang vinh và tự nguyện nhường hẳn tầng trên cho cán bộ Việt Minh hoạt động. Những ngày Cách mạng tháng Tám vừa mới thành công, Bác Hồ được đón về ở đó. Tầng gác có ba buồng, buồng thứ nhất Bác dùng làm nơi ăn cơm và hội họp, buồng thứ hai để tiếp khách, còn buồng thứ ba là phòng ngủ và cũng là nơi làm việc của Bác.
Chúng em bước vào phòng thứ nhất, tiếng chị thuyết minh vang lên phá tan sự im lặng của gian phòng. Một chiếc bàn to hình chữ nhật kê ở giữa. Chính chiếc bàn này đã chứng kiến hai cuộc họp quan trọng do Bác chủ trì: thông qua nội dung tuyên ngôn độc lập và lễ ra mắt chính phủ lâm thời. Góc trái là chiếc bàn vuông xinh xắn đã dâng Bác những bữa ăn giản dị mà ngon lành.
Từ phòng thứ nhất, chúng em sang phòng thứ hai. Căn phòng khá rộng rãi. Giữa phòng trải tấm thảm hoa tuyệt đẹp. Trên thảm kê một bộ sa lông lịch sự với chiếc bàn con nhẵn bóng. Vén tấm màn gió, chúng em sang phòng thứ ba. Không khí trong phòng trang nghiêm tĩnh mịch. Chính trong căn phòng nhỏ bé này, Bác kính yêu của chúng ta đã thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” làm chấn động cả hoàn cầu. Giọng cảm động, chị thuyết minh cho biết: “Bác về đầy với hai bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, mấy tập tài liệu quan trọng. Vào những đêm đông rét buốt, Bác vẫn không có chăn, màn, thậm chí chiếu, gối, đều không đu”. Chỉ chiếc ghế vải dài chị nói: “Bác ngủ trên chiếc ghế này, đầu gối lên tập tài liệu”. Nghe nói đến đây, ai cũng nghẹn ngào. Bản tuyên ngôn được viết trên chiếc bàn tròn cạnh đấy. Mặt bàn bóng loáng như gương. Liền với bàn là chiếc đệm bọc vải trắng tinh. Ôi! Bàn ghế còn ấm hơi Người! Bàn ơi! Bàn có nhớ Bác không? Em cảm thấy như Bác còn ngồi làm việc bên bàn, cạnh chiếc tủ gỗ nhỏ xinh xinh, được đánh vẹc ni. Tủ này, trước kia Bác dùng để đựng những tài liệu quan trọng.
Mới thăm nhà lưu niệm lần đầu mà em thấy những hiện vật ở đây gần gũi thân thương quá! Ra về, chúng em bàn tán sôi nổi, ai cũng luyến tiếc không được xem lâu hơn. Làn gió lướt qua như thì thầm cùng em: “Các em hãy cố gắng học hành để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ”.
(Nguyễn Văn Phú - Hà Nội)