Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (làm tại lớp)

  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (làm tại lớp) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (làm tại lớp) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (làm tại lớp) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (làm tại lớp) trang 4
VIẾT BÀI TẬP LẰM VẨN số 2
VÀN KỂ CHUYỆN	
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Bài tham khảo
Trong phong trào thi đua “Nghìn việc tốt”, trường em đã nở rộ nhiều bông hoa tươi thắm. Riêng em, trong tuần lễ tổng kết ấy, vào giờ sinh hoạt lớp, thầy giáo đã giới thiệu em trước tập thể học sinh về một việc làm tốt của em.
Hôm ấy vào ngày chủ nhật, khoảng ba giờ chiều, em cùng bô' đi xem đá bóng ở sân vận động. Vừa bước vào cửa, em đã lượm được một cái ví. Trong ví có một số tiền rất lớn. Những tờ giấy bạc năm trăm ngàn màu xanh còn mới toanh xen lẫn những tờ giấy bạc khác làm em mừng rỡ đến mờ cả đôi mắt.
Vào xem đá bóng, em chẳng thấy những pha bóng chớp nhoáng nào cả, mặc dù bên tai em vẫn còn nghe những tiếng hoan hô ầm ĩ. Tay em run run cầm cái ví mà nghĩ rằng với sô' tiền này mình sẽ mua được quần áo đẹp, cái nón mới và chiếc cặp như bạn Thắng mà mình hằng ao ước, nghĩ vậy em thấy thật sung sướng. Bỗng dưng niềm vui ấy chợt lắng xuống, lòng em dấy lên nhiều câu hỏi: Ai rớt ví đây? Giờ này chắc người ấy lo lắm và buồn nhiều...
Trong lúc xem bóng, em cứ len lén ngắm nhìn cái ví, lòng em vui thích nhưng cũng ray rứt không yên. Em nên cất làm của riêng hay nhờ công an trả lại? Hai ý nghĩ ấy cứ giằng co em trong suốt trận đấu bóng. Ôi! Biết làm sao bây giờ, nhưng rồi, em nhớ lời thầy dặn, “phải thật thà, dũng cảm, nhặt dược của rơi em phải trả lại người mất”. Nghĩ vậy em quyết định đem cái ví ấy báo cáo với các chú công an để trả lại cho người mất.
Cái ví đầy tiền không còn trên tay em nữa, nhưng em cảm thấy lòng nhẹ nhõm, thanh thản, ngập tràn niềm vui sướng, vì giờ đây em đã thực hiện được một trong năm điều Bác dạy. Đây chỉ là một việc làm nhỏ, em sẽ phải cô' gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu cao quý “Cháu ngoan Bác Hồ” mà nhà trường vừa tặng cho em.
(Trích chọn)
Đề 2: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Bài tham khảo
Mỗi khi hè sang, thu đến, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm khó quên của buổi tựu trường. Đây cũng là một kỷ niệm hồi thơ ấu làm tôi nhớ mãi.
Mặc dù năm nay tôi đã học lớp sáu. Nhưng tôi không sao quên được buổi sáng hôm ấy. Một buổi sáng đẹp trời. Bầu trời trong xanh, chỉ có vài áng mây trắng trôi lững lờ. Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ thổi qua mơn man trên mái tóc thật dịu dàng và dễ chịu. Sau khi làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng, tôi hớn hở lên phòng thay quần áo. Mọi việc hôm nay, dường như có sự thay đổi. Tự tay mẹ mặc quần áo mới, đeo cặp sách mới cho tôi. Tôi nắm tay mẹ tung tăng đến trường.
Con đường làng này, tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng hôm nay tự nhiên tôi thấy lạ. Hai hàng cây bên đường bỗng trở nên thân thương và đẹp một cách kì lạ, các vòm cây như đan chặt vào nhau toả bóng mát cho tôi đi học. Mấy chú chim chích trên cành cũng hân hoan chào đón tôi. Cảnh vật chung quanh có sự thay đổi và chính tôi cũng đang có một sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học. Dọc đường tôi bắt gặp rất nhiều bạn học sinh, trạc tuổi như tôi, quần áo tươm tâ't, sạch sẽ đang nô nức cùng mẹ đến trường. Phía trước tôi là một tốp các anh, chị học sinh lớp bốn, lớp năm, khăn quàng đỏ trên vai đang trò chuyện vui vẻ.
Ai cũng muôn đến trường thật nhanh để được gặp lại bạn bè, thầy cô giáo. Riêng tôi lại cảm thấy bồi hồi khó tả. Trong đầu tôi hiện lên bao câu hỏi: “Không biết mình học thầy hay cô? Trong lớp có bạn nào mình quen không? Liệu mình có học được không nhỉ?” Đang mải suy nghĩ với những câu hỏi vẩn vơ, bỗng mẹ bảo tôi: “Sắp đến trường rồi đấy con ạ!” Tự nhiên tôi thấy trông ngực đập thình thình. Tôi nắm chặt tay mẹ hơn. Hình như mẹ cũng hiểu tâm trạng của tôi. Mẹ bóp nhẹ tay tôi như để động viên, khuyến khích. Chẳng mấy chốc ngôi trường mái ngói đỏ tươi đã hiện ra trước mặt. Cổng trường hôm nay được trang hoàng rất đẹp, nhiều khẩu hiệu và cờ được cấm ở khắp nơi. Trước cổng là một tấm biển lớn với dòng chữ: CHÀO MỬNG NĂM HỌC MỚI. Trong sân, tiếng cười nói rộn rã của các anh chị học sinh. Mẹ đưa tôi vào lớp. Cô giáo niềm nở đón tôi. Thế là từ nay tôi đã trở thành một cô học trò nhỏ, ngày ngày cắp sách đi học cùng bạn bè.
Năm tháng đã trôi qua, những hình ảnh về buổi học đầu tiên đó mãi mãi in đậm trong tầm trí tôi. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tuổi thơ ấu của tôi.
Đề 3: Kể về một tliầy giáo hay một cô giáo mà em yêu quý.
Bài tham khảo
Có lẽ suốt cuộc đời này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh về một người thầy giáo đã dạy dỗ, nâng đỡ tôi trong thời gian gia đình tôi gặp nhiều khó khăn nhất.
Năm ấy, tôi học lớp hai do thầy Bùi Hữu Nghĩa chủ nhiệm. Hồi đó gia đình tôi nghèo lắm. Lúc đấy ba tôi bị gãy chân không đi làm được. Mẹ lại mù loà sau một cơn bệnh hiểm nghèo. Từ trước đến giờ mọi sinh hoạt trong gia đình đều do ba tôi đảm nhiệm. Sáng nào ba cũng dậy rất sớm, lo cơm nước cho hai mẹ con tôi, rồi đi đạp xích lô đến nửa đêm mới về. Lắm khi tôi ngủ một giấc say mới thấy ba về. Mình nhễ nhại mồ hôi, hai mắt sâu hóm, mặt rám nắng. Nhưng ba không hề than phiền về sự vất vả của mình. Ba nhẹ nhàng đi lại gần tôi và nói: “Con hãy ngủ đi sáng mai còn đi học”. Thế rồi tôi lại thiếp đi lúc nào không biết. Bây giờ ba bị gãy chân nằm đó, công việc trong nhà dường như trông cả vào tôi. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng tôi nghĩ: “Dẫu sao mình cũng là thằng con trai... mình phải có trách nhiệm đôi với gia đình”. Thế là ngày hôm sau, tôi quyết định nghỉ học đi nhặt ve chai. Tôi đi lang thang khắp nơi trong thành phô', lê la vào những quán “nhậu” đế’ nhặt vỏ lon bia và nước ngọt. Ngày đầu, tôi bán cũng được khá nhiều tiền, tôi mua thuõc cho ba và mua thức ăn cho gia đình. Thấy thế ba hỏi tói:
- Con lấy đâu ra tiền?
Tôi trả lời qua quýt:
— Bạn bè chúng nó thương tình góp lại cho đấy ba ạ! Ba cứ yên tâm.
Giấu được một hôm, hai hôm, ba hôm rồi câu chuyện cũng bị bại lộ.
Thấy tôi nghỉ học liên tục mấy ngày, thầy giáo chủ nhiệm sốt ruột, bèn đến nhà hỏi thăm. Giữa lúc thầy đang nói chuyện với ba mẹ thì tôi về nhà. Mặt mũi lọ lem, áo quần dơ dáy, tất cả mọi người nhìn tôi kinh ngạc. Lâu nay, tôi vẫn nói dô'i ba là đi học bình thường. Tôi đang lúng túng không biết nói gì, thầy Nghĩa như hiểu được tâm trạng của tôi, thầy xoa nhẹ lên đầu tôi và nói:
Em phải đi học lại, thầy và các bạn đang chờ em đến lớp.
Sau đó thầy nói chuyện với ba tôi rất lâu. Ra về thầy còn nhắc lại một lần nữa:
Ngày mai đi học em nhé!
Đêm đó, tôi suy nghĩ rất nhiều, nên đi học hay ở nhà? Thế rồi sáng hôm sau tôi quyết định đi học (vì tôi quá nể thầy mà đi chứ thực tình tôi không muôn đi học chút nào). Sau giờ học, thầy bảo tôi ở lại. Thầy đưa cho tôi một phong bì trong đó có rất nhiều tiền. Có lẽ từ bé đến giờ tôi mới nhìn thây tiền nhiều như vậy. Thầy nói:
Con cầm sô' tiền này về đưa cho ba.
Lúc ấy tôi rất lúng túng không biết nên làm thế nào. Tôi nghĩ thầy cũng có gia đình và nghèo như gia đình tôi, thầy lấy đâu ra số tiền ấy mà đưa cho tôi.
Thấy vậy, thầy nhét phong bì tiền vào cặp và còn dặn tôi:
Em hãy chăm chỉ học tập, mọi việc trong gia đình em để thầy lo.
Tối nào cũng vậy, thầy đến nhà dạy thêm cho tôi những bài học mà mấy ngày vừa qua tôi đã nghỉ, thầy còn rửa ráy vết thương và băng bó lại cho ba tôi. Sau hai tuần, chân ba tôi khỏi hẳn. Ba lại tiếp tục đi làm. Mãi sau này tôi mới biết. Sô' tiền mà thầy đưa cho gia đình tôi là sô' tiền mà thầy đã dành dụm trong suốt quãng đời đi dạy học của thầy.
Người thầy mà tôi hết sức kính trọng không ở gần bên tôi nữa (thầy đã chuyến đi nơi khác) nhưng hình ảnh về thầy mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi. Tôi sẽ cô' gắng học tập tô't để khỏi phụ công ơn thầy. Thầy là ân nhân của gia đình tôi và cũng là người cha “thứ hai” của tôi.