Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ

  • Tập làm thơ bốn chữ trang 1
  • Tập làm thơ bốn chữ trang 2
  • Tập làm thơ bốn chữ trang 3
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỠ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
A. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Ngoài bài thơ Lượm em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu và chỉ ra những chữ cùng vần.
Bài thơ bốn chữ:
NGÔI NHÀ
Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm
Em yêu tiếng chim Đầu hồi lảnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phai.
Em yêu ngôi nhà Gỗ tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca.
Tô Hà
Hoặc bài;
KỂ CHO BÉ NGHE
Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện Hay chăng dây điện Là con nhện con Ẩn no quay tròn Là cối xay lúa Mồm thở ra gió
Là cái quạt tròn Không thèm cỏ non Là con trâu sắt Rồng phun nước bạc Là chiếc máy bơm Dùng miệng nấu cơm Là cua, là cáy...
Trần Đăng Khoa
Trong bài thơ Kể cho bé nghe những chữ cùng vần:
(bầu - đâu - đâu; con - tròn; bơm - cơm...).
Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra vần chân, vần lưng trong đoạn thơ.
Mây lưng chừng hàng về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi.
vần lưng: (chừng - lưng; hàng - ngang)
(trang - màng)
vần cách: (hàng - trang; núi - bụi)
Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.
Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ, đoạn thơ nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách.
Đoạn sau gieo vần cách:
Cháu di đường cháu Chú lên đường xa Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà.
(cháu - sáu; xa - cháu)
Đoạn sau gieo vần liền:
Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn Kể gian nó bắt.
(hẹ — mẹ; đàn - càn)
Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho hợp.
Đoạn thơ trên sửa lại hai chữ:
Chữ thứ nhất là cạnh - Đế em ngồi cạnh (chứ không phải là để em ngồi sưởi).
Chữ thứ hai là sông - Cách mấy con sông (chứ không phải là Cách mấy con dò).
B. TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ TRÊN LỚP
(Học sinh tự làm)