Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

  • Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) trang 1
  • Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) trang 2
CHUYỂN ĐỔI CRU CHỏ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Tiếp tục nắm cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Hai câu (a) và (b) giông và khác nhau:
Giông nhau:
Cả hai câu đều miêu tả cùng sự việc {cánh màn điềuỴ Cả hai câu cùng là câu bị động.
Khác nhau:
Câu (a) có dùng từ được.
Câu (b) không dùng từ được.
Trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Sách giáo khoa trang 64 (Tập 2)).
Quan sát các câu:
Hai câu (a) và (b) không phải là câu bị động bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong sự đốì lập với câu chủ động tương ứng, mặc dù cả hai câu này đều dùng từ được, bị.
LUYỆN TẬP
1. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo hai kiểu khác nhau:
Một nhà sư vô danh dã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Chuyển thành:
Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế -kỉ XIII.
Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
Người ta lạm tất cả cánh cửa bằng gỗ lim.
Chuyển thành:
Tất cả các cánh cửa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
Tâ't cả các cánh cửa làm bằng gỗ lim.
Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
Chuyển thành:
Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào.
Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sàn.
Chuyển thành:
Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Chuyển câu chủ động thành câu bị động (một câu dùng từ "bị", một câu dùng từ "được").
Thầy giáo phê bình em.
-> Em bị thầy giáo phê bình.
-» Em được thầy giáo phê bình.
Người ta đã phá ngôi nhà ấy di.
-> Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
—> Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
-> Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưư đô thị hoá
thu hẹp.
—> Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
Sắc thái ý nghĩa của cầu dùng từ được và câu dùng từ bị'.
Câu bị động dùng từ dược có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
Viết đoạn văn có dùng câu bị động:
"...Hạt gạo đã được tích tụ biết bao chất phù sa màu mỡ đượm đầy sức sông của dòng sông Kinh Thầy. VỊ phù sa như người mẹ hiền nuôi nấng, chăm sóc từng hat gạo nhỏ bé. Lẫn trong phù sa là cả hương vị đài sen thơm bát ngát. Hạt gạo không những chưa đựng sức sông dẻo dai của dòng phù sa màu mỡ mà còn nhuốm cả hương thơm ngọt ngào, cả sự trong trắng tinh khiết của đoá hoa sen nữa. Hạt gạo được quyện lẫn tiêng hát ngọt bùi ấm êm của người mẹ hiền, của tiếng sáo vi vu trên cánh đồng bát ngát trong những buổi chiều gió lộng. Hạt gạo thật đáng quý biết bao."