Soạn bài Ý nghĩa văn chương

  • Ý nghĩa văn chương trang 1
  • Ý nghĩa văn chương trang 2
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch siỉr của loài người.
Hiểu phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là:
Cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài...
Hoài Thanh viết: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, vãn chương còn sáng tạo ra sự sống..."
Trong nội dung lời văn có 2 ý:
Văn chương là hỉnh dung của sự sống muôn hỉnh vạn trạng.
Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Ý thứ nhất có nghĩa: Cuộc sông của con người, của xã hội vốn là thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sông thực đó.
Ý thứ hai có nghĩa: Văn chương phải dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sông hiện tại chưa có hoặc chưa đủ để mọi người phân đấu xây dựng và biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
Công dụng của văn chương theo Hoài Thanh: giúp người đọc có tình cảm, có lòng vị tha.
Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc thể loại nghị luận văn chương vì nội dung nghị luận thuộc những vấn đề của văn chương. Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua ý nghĩa văn chương) đặc sắc, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
Ví dụ: Đoạn mở đầu văn bản: "Người ta kể chuyện dời xưa, một nhà thi sĩ An Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca."
LUYỆN TẬP
Hoài Thanh viết: 'Năn chương gây cho ta những tỉnh cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Văn chương gây cho ta những tỉnh cảm ta không có.
Trước đây em chỉ biết một số các con vật trong thế giới tự nhiên nhưng qua ngòi bút và sự nhào nặn của nhà văn Tô Hoài, em thây được đời sông xã hội và thế giới nội tâm của Dế Mèn: Khao khát lí tưởng, thích sông một cuộc sông độc lập. Qua tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" em càng hiểu rõ hơn tài quan sát và cách miêu tả thế giới loài vật của nhà văn Tô Hoài, từ đó giúp em yêu quý hơn môi trường mà mình đang sông.
Luyện những tình cảm sẵn có'. Em rất thích thơ của Trần Đăng Khoa vì nó tự nhiên, ngây thơ, phù hợp với lứa tuổi của em. Nhưng hiểu rõ về những vần thơ mà tác giả viết thì em chưa có, nay em được học, được nghe, được phân tích em càng thấy rõ giá trị của những bài thơ mà Trần Đăng Khoa đã viết để cùng rung cảm với tác giả.
Ví dụ bài: "Hạt gạo làng ta".