Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp)

  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) trang 7
VIẾT BÀI Tệp LỔM VĂN số 5 VĂN Lập LClệN CHỨNG MINH
Đề bài 1: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Em hãy chứng minh và bình luận lời khuyên trên.
Gợi ý dàn bài:
Mở bài:
Trong cuộc sông ai cũng muôn thành đạt.
Kiên trì là đức tính quan trọng dẫn đến sự thành công.
Thân bài:
Giải thích sơ lược về câu tục ngữ: Làm bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất cũng phải kiên trì, nhẫn nại, cố’ gắng vượt qua mọi thử thách khó khăn thì mới thành công được.
Chứng minh bằng dẫn chứng:
Cuộc kháng chiến chông xâm lược của nhân dân ta từ xưa tới nay.
Cuộc chiến đâu chông thiên nhiên bảo vệ môi trường.
Gương học tập, lao động, sản xuất...
Kẽt bài:
Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công Đây là bài học cho mọi người.
Đề bài 2: Tục ngữ có câu:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Bằng những dẫn chứng lịch sử trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em hãy chứng minh câu tục ngữ đó.
Gợi ý dàn bài:
Mở bài:
Dẫn dắt: Dân tộc ta rất coi trọng tinh thần đoàn kết. Sức mạnh đoàn kết là niềm tin của nhân dân ta.
Trích câu tục ngữ.
Thân bài:
Giải thích nhỏ:
» Bám vào các từ ngữ, hình ảnh: "một cây”, "ba cây chụm lại", "non ', "hòn núi cao" để giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ.
Rút ra nghĩa bóng: sông đơn lẻ thì yếu, biết đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh to lớn, phi thường.
Bước chứng minh:
Luận điếm 1: Đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc để xây dựng Tổ quốc.
Giang sơn gấm vóc do công sức lao động và tinh thần đoàn kết của ông cha, tổ tiên ta từ bao đời nay làm nên và để lại cho con cháu.
Thần thoại "Đi san mặt đất" nói lên sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta, của cộng đồng người Việt từ xa xưa.
Hình ảnh những con đê sông Hồng, sông Thái Bình... là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết để chiến thắng lũ lụt, bảo vệ mùa màng, tài sản, con người của nhân dần ta.
« Các công trình: thủy điện sông Đà, Trị An, đường Hồ Chí Minh... đều do sức đoàn kết của mọi tầng lớp xây dựng nên.
Luận điểm 2: Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc.
Đời Trần với hội nghị Diên Hồng...
Cuộc kháng chiến mười năm chông quân Minh...
Cuộc kháng chiến chông Pháp và Mĩ...
Bình luận ngán:
Tinh thần đoàn kết còn thể hiện ở tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Tinh thần đoàn kết dân tộc được hun đúc trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, phát huy cao độ thành sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam.
Đoàn kết thì sông, chia rẽ thì chết.
Đoàn kết dân tộc là nhân tô' hàng đầu để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của sự đoàn kết.
Hạnh phúc được xây dựng và vun đắp trong tình thương, tinh thần đoàn kết dân tộc.
Học sinh phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
Bài mẫu:
Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết đế’ sông, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà cha mẹ ta luôn luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ và thực hiện đúng câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
"Một cây", "ba cây chụm lại", "non" và "hòn núi cao" là những ẩn dụ mang hàm nghĩa sâu sắc. "Một cây" chỉ số ít sông trơ trọi, đơn lẻ thì không thể làm nên "non", làm nên một rừng xanh được. Một cách nói cụ thể giản dị, dễ hiểu. Từ "một cây", đã chuyển thành "ba cây" một số lượng lớn. Cái quan trọng là sô' đông "ba cây" ấy đã biết "chụm lại", gắn bó lại với nhau, vì thế mới có thể "nên hòn núi cao" đứng sừng sững giữa đất trời. Yếu tô' "chụm lại" làm nên sức mạnh của "ba cây", làm cho "lượng" biến thành chất "hòn núi cao". Mượn hình ảnh ẩn dụ "một cây" và "ba cây chụm lại nên hòn núi cao" nhân dân ta khẳng định và đề cao một bài học: sông đơn lẻ thì yếu, biết đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh to lớn phi thường. Bài học hàm chứa trong câu tục ngữ vô cùng sâu sắc thâm thìa.
Quá trình lịch sử hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong thực tế cuộc sông sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta từ xưa tới nay đã cho ta niềm tự hào và niềm tin về tinh thần đoàn kết và sức mạnh vô địch của tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Đoàn kết tạo nên sức mạnh của dân tộc để xây dựng Tổ quốc. Nước ta có núi cao, sông dài, biển rộng, những cánh đồng màu mỡ bát ngát, mênh mông. Giang sơn gâ'm vóc biết mây tự hào. Đất nước thân yêu đã thâm biết bao xương máu và mồ hôi của tổ tiên, ông cha, đất nước được xây dựng nên bởi bao công sức của "bốn nghìn lớp người giông ta lứa tuổi" (Nguyễn Khoa Điềm). Nhân dân ta chung sức, chung lòng để xây dựng đất nước. Thần thoại Lô Lô "Đi san mặt đất" là bài ca lao động và tinh thần đoàn kêt hào hùng của con người Việt Nam từ thuở bình minh của cộng đồng dân tộc: "Bầu trời nhìn chưa phẳng - Mặt đất còn nhấp nhô - Phải đi san bầu trời - Phải đi san mặt đất". Trong lúc "giông nào cũng không đi", thì chỉ có:
"Người gọi nhau làm lấy Nhiều sức chung một lòng San mặt đất cho phẳng Nhiều tay chung một ý San mặt đất làm ăn..."
"Nhiều sức" và "nhiều tay", "chung một ý" và "chung một lòng" là biểu thị của sức mạnh đoàn kết trong lao động để xây dựng đất nước.
Những con đê sừng sững chạy dài như bức tường thành đôi bờ sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam... từ bao đời nay ngăn lũ lụt bảo vệ ruộng đồng, hàng xóm quê hương đem đến cho ta niềm tự hào và sức mạnh đoàn kết lao động sáng tạo của nhân dân trong cuộc sông nhằm chế ngự và chiến thắng "thủy tặc", xây dựng cuộc sông ấm no, hạnh phúc lâu dài.
Ai đã từng "đắp đập, be bờ, cho người sau trồng cây hái trái"?
Ai đã từng bạt rừng, lấn biển, vỡ đất khai hoang để làm cho đất nước ta ngày thêm giàu đẹp. Các công trình thủy điện sông Đà, Trị An... đường dây cao thế xuyên Việt đưa điện từ Bắc vào Nam... tất cả đều là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh đại đoàn kết của con người Việt Nam trong lao động phục hưng đất nước. Một con đường đưa em đến mái trường ngói đỏ, tường vôi trắng, một bệnh viện hiện đại mọc lên, một nhà máy mới với công nghệ mới, một chiếc cầu bắc ngang dòng sông, những giàn khoan dầu ở vùng biển Bạch Hổ, hàng mây triệu tân ngũ cốc làm ra hàng năm... là mồ hôi, là trí tuệ, tài nãng, là ý chí của hơn 70 triệu con người Việt Nam. Tất cả do sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kiến tạo nên, xây dựng nên. Hơn bao giờ hết, ta càng thấm thiá chân lí "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Không chỉ trong lao động sản xuất xây dựng đất nước, mà còn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là một yếu tố cực kì trọng đại để nhân dân ta đánh thắng thù trong giặc ngoài, viết nên bao trang sử vẻ vang chói lọi: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đông Đa, Điện Biên, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử... Đời Trần nhân dân Đại Việt đã ba lần đánh giặc Nguyên - Mông. Các bô lão tại hội nghị Diên Hồng với tiếng hô "Quyết chiến" vang dội sơn hà xã tắc. Tướng sĩ ra trận với lời thề "Sát Thát" trong đoàn quân "Phụ tử chi binh", với sức mạnh "Tam quân tì hổ, khí thôn Ngưu". "Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù", thể hiện tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc như người anh hùng Trần Quổc Tuấn đã khẳng định: "Vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước góp sức".
Cuộc kháng chiến mười năm chông quân Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo là bản anh hùng ca vĩ đại của Đại Việt trong thế kỉ mười lăm (XV). Chỉ bằng sức mạnh "Nhân dân bôn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ pháp phới - Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào... mới làm nên sự nghiệp hiển hách: "Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm." như Nguyễn Trãi đã ca ngợi trong "Bình Ngô đại cáo".
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong thế kỉ XX. Sau 30 năm bôn ba hải ngoại, năm 1941, Người về đến Cao Bằng đã thiết tha kêu gọi đồng bào:
"Hỡi ai con cháu. Hồng Bàng,
Chúng ta phải biết kết doàn mau mau."
(Ca sợi chỉ)
Bác nói: "Đánh Pháp, Nhật - Giành tự do - Là việc khó - Là việc to - Nếu chúng ta - Biết đồng lòng - Thì việc đó, quyết thành công" (Hòn đá). Với sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con người Việt Nam đã quật khởi đứng lên tổng khởi nghĩa, trong vòng mười ngày đã lật đổ ách thông trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã biến lời kêu gọi của Hồ Chí Minh: " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công", thành sức mạnh vô địch, đánh thắng thực dân Pháp và đế quô'c Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam, thông nhất Tổ quốc.
Tóm lại nhân dân ta chiến thắng thù trong giặc ngoài bằng sức mạnh Việt Nam, sức mạnh của "thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chính là "nhân hoà", nhân nghĩa Việt Nam.
Tinh thần đoàn kết dân tộc còn được thể hiện ở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng. Là sự san sẻ "Chị ngã em nâng". Là tình nghĩa hàng xóm "tắt lửa tô'i đèn" có nhau. Là ý thức "Thuận vợ thuận chồng, bể Đông tát cạn - Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển Đông". Là "hạt muôi cắn đôi" là "bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng", là "lá lành đùm lá rách" những năm gian khổ. Là tình đồng bào sâu nặng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng!
Tinh thần đoàn kết dân tộc đã hun đúc trong suốt bôn nghìn năm lịch sử nhằm phát huy cao độ thành sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam. Hơn bao giờ hết, nhân dân ta ngày nay càng thấm thìa bài học lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn kết thì sông, chia rẽ thì chết!
Muôn hiện đại hoá đất nước, công nghiệp hoá đất nước, muôn biến mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh", nhân dân ta cần nhiều điều kiện, nhiều yếu tố, nhưng nhân tô' đại đóàn kết toàn đảng, toàn dân là nhân tô' hàng đầu.
Câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. "
râ't giản dị mà vô cùng sâu sắc, thấm thìa. Nó luôn luôn mới mẻ và có tác dụng giáo dục sâu sắc đô'i với mọi con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể lớn, nhỏ đều được sông và lao động sáng tạo trong tình thương, trong tình đoàn kết chân thành.
Gia đình, trường học là những tế bào của xã hội. Anh chị em thương yêu nhau, bạn hữu thương yêu nhau, giúp đỡ nhau cùng học hành tiến bộ. Sông đẹp như vậy là chúng ta thiết thực biến bài học đoàn kết thành đạo lí thấm sâu vào tâm hồn trong sáng của tuổi trẻ chúng ta.
(Tạ Thanh Sơn - Hải Phòng).