Soạn bài Các thành phần chính của câu

  • Các thành phần chính của câu trang 1
  • Các thành phần chính của câu trang 2
  • Các thành phần chính của câu trang 3
  • Các thành phần chính của câu trang 4
CẤC THÀNH PHẦN CHÍNH CỬA CÂƯ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được các khái niệm về các thành phần chính của câu.
Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Mỗi câu thường có hai bộ phận nòng cốt: Một bộ phận thường chỉ chủ thể như người, sự việc mà chúng ta nói đến và một bộ phận thường nói về tình trạng, hành động của chủ thể đó. Bộ phận chỉ chủ thể ta gọi là chủ ngữ, bộ phận chỉ tình trạng hoặc hành động của chủ thể ta gọi là vị ngữ.
Chủ ngữ và vị ngữ là hai bộ phận chủ yếu, nòng cốt của câu.
Ta gọi chung hai bộ phận này là thành phần chính của câu. Vì nếu thiếu nó thì chưa tạo thành câu. Nhưng không phải bao giờ một câu cũng chỉ có thành phần chính. Có khi câu còn có thêm thành phần phụ để bổ nghĩa cho thành phần chính.
Ví dụ: Đêm qua trời mưa.
Nhờ thành phần phụ của câu, ý nghĩa của câu được diễn đạt đầy đủ hơn. Thành phần phụ của câu thường bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ và vị ngữ.
Nếu ta bỏ thành phần phụ thì nội dung của câu có bị ảnh hưởng, nhưng câu vẫn đứng vững. Đứng về kết cấu ngữ pháp nó vẫn là câu (Trời mưa). Ngược lại nếu ta bỏ thành phần chính đi và chỉ giữ thành phần phụ (Đêm qua) thì thành phần này không đủ tư cách là một câu vì không trọn ý, không có thành phần chính làm nòng cốt cho câu.
Chính vì vậy, ta gọi chủ ngữ và vị ngữ là thành phần chính của cầu, thiếu những thành phần này, thường không tạo câu.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
PHÂN BIỆT THÀNH PHAN chính với thành phan phụ
1. Nhắc lại các thành phần câu em đã học ở tiểu học.
Các thành phần câu đã học ở tiểu học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
Tìm các thành phần câu nói trên trong đoạn văn:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
Trạng ngữ: Chẳng bao lâu
Chủ ngữ: tôi
Vị ngữ: đã trở thành một chàng dế thạnh niên cường tráng
Thử lần lượt bỏ từng thành phần cầu nói trên rồi rút ra nhận xét:
Bỏ thành phần trạng ngữ:
Tôi dã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Nếu bỏ thành phần trạng ngữ, câu vẫn đứng vững và người nghe vẫn hiểu được.
Bỏ thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ):
Chẳng bao lâu
Nếu bỏ thành phần chính thì thành phần phụ này không đủ tư cách là một câu, người nghe không hiểu điều muôn nói là gì.
Tóm lại: Những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có thể hiểu được là các thành phần chính. Những thành phần không bắt buộc là các thành phần phụ.
GHI NHỚ
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
II. VỊ NGỮ
Đọc lại câu vừa phân tích trên. Nêu đặc điểm của vị ngữ.
Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới...
Có thể trả lời các câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì? Làm sao?
Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu:
• Vị ngữ trong các câu:
ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống.
(VỊ ngữ là cụm động từ: 1) Ra đứng cửa hang; 2) Xem hoàng hôn xuống).
nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Vị ngữ là cụm động từ: nằm sát bên bờ sông; tính từ: ồn ào, đông vui, tấp nập).
là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.
(Vị ngữ là cụm danh từ: người bạn thân của người nông dân Việt Nam).
GHI NHỚ
Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Như thế nào? Là gì?
VỊ ngữ thường là động từ, cụm dộng từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.
CHỦ NGỮ
Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần II. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
Chủ ngữ có ở các câu: tôỉ; chợ Năm Căn; cây tre; tre, nứa, mía, mai, vầu biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?
Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
Nêu cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở phần I và phần II.
Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ: cây tre; chợ Năm Căn; tre, nứa, mai, vầu...
Câụ có thể có:
+ Một chủ ngữ: tôi; chợ Năm Căn; Cây tre.
+ Nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.
GHI NHỚ: Đọc SGK
B. LUYỆN TẬP
Xác định chủ ngữ và vị ngữ cho câu sau. Cho biết mỗi chủ ngữ và vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
Xác định chủ ngữ và vị ngữ: cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 1: Tôi (chủ ngữ, đại từ) đã trở thành một chàng dế thanh niên cường
tráng (vị ngữ là cụm động từ).
Câu 2: Đôi càng tôi (chủ ngữ, cụm đanh từ) mẫn hóng (vị ngữ, tính từ) Câu 3: Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (chủ ngữ, cụm danh từ) cứ cứng
dần và nhọn hoắt (vị ngữ, hai cụm tính từ: 1) cứng dần; 2) nhọn hoắt).
Câu 4: Tôi (chủ ngữ, đại từ) co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn
cỏ (vị ngữ, hai cụm động từ: 1) co cẳng lên; 2) đạp phanh phách...).
Câu 5: Những ngọn cỏ (chủ ngữ, cụm danh từ) gẫy rạp y như có nhát dao
vừa lia qua (vị ngữ, cụm động từ).
Đặt ba câu theo yêu cầu:
Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? Để kể lại một việc làm tốt em hoặc bạn em mới làm.
Ví dụ: Trong giờ học, tôi đã nhắc bạn không nên nói chuyện riêng.
Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? Để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp.
Ví dụ: Bạn em rất xinh.
Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì? Để giới thiệu một nhân vật trong truyện em vừa đọc với các bạn.
Ví dụ: Phù Đổng Thiên Vương là câu bé làng Gióng.
Chủ ngữ trong các câu vừa đặt: Tôi; Bạn em; Phù Đổng Thiên Vương.