Bài số 16: Em hãy tả chiếc nón, một vật dụng thân thiết của quê hương

  • Bài số 16: Em hãy tả chiếc nón, một vật dụng thân thiết của quê hương trang 1
  • Bài số 16: Em hãy tả chiếc nón, một vật dụng thân thiết của quê hương trang 2
Bài sô 16
Em hãy tẳ chiếc nón, một vật dụng thân thiết của quê hưong.
Bài đoc tham kháo
Chiếc nón
Chiếc nón có từ bao giờ? Mỗi lần thấy bà, thấy mẹ đội nón, tôi cứ bâng khuâng về câu hỏi ấy.
Cái nón quê kiểng bình dị thật ưa nhìn. Xương nón làm bằng tre, nứa, được vót tròn óng chuôt, được kêt thảnh những vòng tròn có đường kính khác nhau theo khuôn nón. Cái chóp nón lúc nào cũng hướng về trời cao. Lá lợp nón là sán phẩm của núi rừng. Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, u Minh... là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ, lá kè cũng đế làm nón. Chiếc nón mới làm ra lại được quết một lớp mỏng dầu rái (thảo mộc), óng ánh, vừa bền vừa đẹp.
Dáng hình chiếc nón cũng nhiều vẻ. Nón ba tầm quai thao cửa các cô gái Kinh Bắc trong lễ hội mùa xuân: hội Lim, hội chùa Dâu, hát Quan họ. Lại có chiếc nón của các bà. các cô đội lúc làm đồng, vừa chắc bền, vừa tiện lợi. Che nắng mưa, làm quạt... Các cò thôn nữ làm duyên sau vành nón ấy. Chiếc nón thanh nhẹ còn che chớ cho đôi má hồng, má lúm đồng tiền thèm xinh thêm giòn.
Ai đà sáng tạo ra chiếc nón bài thư xứ Hue? Lá nón trắng nõn nà; bài thơ mờ tỏ ấn hiện. Chiếc quai nón bằng lụa thanh tao. Vành nón nghiêng nghiêng, dịu dàng, e lệ, thầm kín của cô gái miền núi Ngự sông Hương. Chả thế mà du khách, các cậu khoá ngẩn ngơ:
"Học trò xứ Quảng ra thi,
Gặp cô gái Huế bước đi không đành’'.
Còn có chiếc nón dấu anh lính thú đời xưa, mà khi xem phim ta mới biết: "Ngang lung thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài”...
Mẹ em bảo nước ta nang lắm mưa nhiều. Chiếc nón là vật dụng thân thiết cùa mọi người, nhất là nhà nông. Nón vừa rẻ, vừa tiện lợi lại nhẹ nhàng, dề mang theo.
Có nhiều làng nghề thủ công lảm nón nối tiếng xưa nay từng được truyền tụng qua ca dao, dân ca:
‘‘Muốn ăn com trắng, cá mè,
Muốn đội nón tốt thì về lảng Chuông'’.
hay:
"Hỡi cô đội nón ba tầm,
Có vè Yên Phụ hôm rằm lại sang.
Phiên rẩm chợ chính Yên Quang,
Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua".
Chiếc nón làng Găng, chiếc nón bài thơ xứ Huế đã trở thành món quà lưu niệm của khách phương xa. Nghe nói trong phòng khách của nhà thơ Xi-mô-nốp (Nga) có chiếc điếu cày và chiếc nón bài thơ mà ông đã mang từ Việt Nam vế. Và trong chúng ta, ai đã từng được xem điệu múa nón, tướng như đàn bướm sặc sỡ đang rập rờn bay trong ngàn hoa? Hình ảnh cô nữ sinh Huế ngày xưa tưởng như gặp trong mộng:
"Những nàng thiếu nữ sông Hương,
Da thom là phẩn, má hường là son.
Tựu trường chân sát thon thon,
Lao xao nón mới màu son sáng ngòi"...
(Tựu trường - Nguyễn Bính)
Ngày nay, ở các đô thị, hầu như không thấy học sinh đội nón đến trường. Mà chi thay những chiếc mũ vái đủ màu sắc xinh xinh. Nhưng trên đường làng, giữa các phiên chợ miền quê, chiếc nón lá màu tráng xinh xinh thanh nhẹ vẫn thấy nhiều và ưa nhìn, dễ mến. Các bả, các mẹ. các cô thôn nữ... làm sao rời được chiếc nón quê hương.
Trên con đường phát triển, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đời sống vật chất và tinh thần cứa nhân dân ta ngày một phong phú hơn. sang trọng hơn. Nhưng giậu cúc tần. luỹ tre xanh, đồng lúa chín, con trâu hiền lành, tiếng sáo diều... và chiếc nón ba tầm. chiếc nón bài thơ sẽ còn mãi trong tâm hồn nhân dân ta. Những câu hát bài ca về chiếc nón bình dị. què kiếng ấy vần là sợi nhớ sợi thương giăng mắc trong hồn người, man mác và bâng khuâng có bao giờ vơi...
Hoàng Thị Xuân Sơn
(Trích Quê mẹ thôn thương)