Bài số 6: Tả lại một di tích lịch sử, văn hoá mà em nhớ mãi

  • Bài số 6: Tả lại một di tích lịch sử, văn hoá mà em nhớ mãi trang 1
  • Bài số 6: Tả lại một di tích lịch sử, văn hoá mà em nhớ mãi trang 2
Bài sô 6
Tả lại một di tích lịch sử, văn hoíí mà em nhớ mãi.
Bài làm
Đền Hùng
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhó' ngày giỗ Tổ mồng mười thảng ba".
Mồng mười tháng ba năm nay, chúng tôi hành hương về đất Tổ, đi hội Đền Hùng. Có hàng nghìn người quân áo đẹp đẽ từ các con đường kéo về dự hội.
Qua cầu Bạch Hạc, chúng tôi đã có thế thấy ngọn núi Hùng, núi Trọc, núi Văn gối sát nhau giống như một con rong uốn khúc uy nghi in hình trên nền trời.
Công Đên Hùng hiện ra ở chân núi phía tây. Con đường vào Đền lên cao, cao mãi, với 495 bậc đá ong uốn lượn tựa cầu mây theo triền núi. Chúng tôi đến Đền Giếng, trong Đen có Giếng Ngọc nước trong vắt. tương truyền đó là nơi xưa kia các công chúa con vua Hùng soi nước giếng chải mái tóc mây. Lên cao là Đền Hạ. Theo lòi người thuyết minh, chính trên khoáng đát này mẹ Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng nở trăm con chia nhau đi làm chủ các vùng đất nước. Lên cao thêm 168 bậc thì tói Đen Trung, nơi tương truyền vua Hùng cùng các lạc hầu. lạc tướng họp bàn việc nước. Rồi 102 bậc nữa dần chúng tôi lên dinh núi Hùng, nơi có Đền Thượng thờ các Vua Hùng và dưới vòm xanh tán lá là Lăng Hùng Vương. Từ đỉnh núi Hùng, chúng tôi ngắm bốn phương trời trập trùng đồi núi hừng vĩ: Tam Đảo, Sóc Sơn, Ba Vì với truyền thuyết Thánh Gióng, thần thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của một thời xa xưa và Đài Truyền hình Tam Đảo, Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Khư công nghiệp Việt Trì của thòi đại ngày nay.
Chúng tôi ra về với một niềm tường niệm thành kính sâu sắc đối với ông cha đã dựng nên đất nước này. Chúng tôi nhớ tới lời tâm huyết của Bác Hồ dặn dò cháu con: “Các vua Hùng dã có công dụng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lay nước”.
Lương Phác Văn, 4C
Trường Tiểu học Yên Hoà - Hà Nội