Bài số 25: Em hãy tả cây lúa trên cánh đồng quê nhà

  • Bài số 25: Em hãy tả cây lúa trên cánh đồng quê nhà trang 1
  • Bài số 25: Em hãy tả cây lúa trên cánh đồng quê nhà trang 2
Bài sô' 25
Em hãy tả cây lúa trên cánh đồng quê nhà.
Bài đoc tham khảo
Cây lúa là hình ảnh thân thuộc nhất, lâu đời nhất của đất nước và con ngưòi Việt Nam. Nhân dân ta biết trồng lúa đã mấy nghìn năm. Trước đây, hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Con trâu, cây lúa là người bạn thân của nhà nông:
“Cánh đồng ta năm đôi ba vụ,
Trâu với người vắt vả quanh năm".
Nước ta thuộc xứ nóng, có nhiều bình nguyên màu mỡ, bát ngát mênh mông. Sông Hồng, sông Cửu Long... đã mang phù sa, nước ngọt bồi đắp nên những cánh đồng xanh bốn mùa.
Ớ miền Bắc phải gieo mạ, còn ở miền Nam lại sạ lúa. Những cánh đồng sạ lúa hoặc nương mạ mới gieo, chi độ mười ngày sau đã có một màu xanh rờn trải dài, trải rộng như những tam thảm nhung căng tít tận chân tròi xa. Sau một tuần trăng, gặp mưa thuận gió hoà, đủ nước đủ phân, những cánh đồng lúa con gái xanh biêng biếc, phơi phới dâng lên. Tháng ba, những cơn mưa đau mùa hạ kéo tới, lúa chiêm tốt bời bời:
"Lúa chiêm lấp ló dầu bờ.
Idễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. ”
Chang bao lâu sau, lúa có đòng đòng, lúa trồ. Hoa lúa màu trắng. Hương lúa thoáng đưa. Lúa ngậm sữa, lúa uốn càu. Nang toá chan hoà, lúa may dần rồi lúa chín. Những bông lúa vàng chắc hạt reo rì rào trong gió. Ai đã từng nghe lúa reo, lúa hát? Hương lúa chín ngạt ngào, màu lúa chín vàng tươi cùng cánh cò trắng gợi lên trong lòng ngưòá bao niềm vui ấm no, hạnh phúc.
Ngày xuống đồng cày cấy, ngày bước vào vụ gặt, xóm thôn nô nức như những ngày hội lớn. Tiếng máy cày, máy bừa reo vui, tiếng xe kéo lúa. tiếng máy đập lúa rào rào từ mờ sáng đến canh khuya. Những vụ lúa bội thu, nhả nhà, người người đều mừng vui tíu tít.
Lúa nhân hậu nên không hoá thành có dại. Một đời lúa như một đời người. Này nhé. cây rạ cây rơm đế lợp nhà, đe ú phân, đê làm thức ăn cho trâu bò. đê đun bếp. Lảm nấm xuất khấu phải có nhiều rạ rơm. "No cơm tarn, am O rơm". Ỏ rơm ấm lam, con nhà nghèo không thể thiếu ổ rơm trong những ngày đông tháng giá. Rơm còn là vù khí. Nghĩa quân Trương Định đã dùng "hoả mai đánh bằng rom con cúi" đế cồng phá đồn Tây. Thời chống Mĩ, học sinh đội mũ rơm đi học.
Này nhé, hạt lúa là hạt ngọc, hạt vàng. Qua các công đoạn xay, giã, giân, sàng, ta có hạt gạo trắng thơm. Gạo tẻ để nấu cơm, làm bột nấu cháo, làm bún, làm bánh, nấu rượu. Gạo nếp để đồ xôi, gói bánh chưng, làm bánh cưốn... cốm Vòng bọc lá sen xanh, bánh cốm, chè cốm... ăn một miếng nhớ đời.
Này nhé, từ hạt lúa, chăng có một thứ gì bị bỏ phí, bị vứt đi. vỏ trâu đê ủ bêp. lảm phân bón. Cám để nuôi heo, để ép dầu. Ta vẫn nghe đâu đây câu hát:
"Năm nong đầy, em xay em giã,
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.
Sang năm lúa tốt tiền nhiều,
Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chàng...”
Nông dân ta đã trồng được hàng trăm giống lúa quý: lứa gié, di hương, tám xoan, tám thơm, lúa dự, móng chim, mộc tuyền, nếp rồng, nếp cái, nếp mỡ, nêp cấm... Cơm tám giò chả nức tiếng gần xa. Lúa gạo đế xuất khấu. Rượu Lúa mới. rượu Nếp hương, rượu làng Vân... là mặt hàng được tôn vinh trong các siêu thị ớ châu Au.
‘‘Ruộng sâu, trâu nái” là mơ ước hảng ngàn đời của bà con dân cày. Người nông dân đã một nắng hai sương, cày sâu cuốc bẫm mới lảm ra bông lúa hạt gạo đê nuôi sống xã hội:
'Ai ơi, bưng bát com đầy.
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chàng?"
Màu xanh cùa lúa lả màu của thuỷ chung, lả biếu tượng của đức tính kiên trì, bền vừng, là niềm tin và hi vọng tương lai.
Hương sắc của lúa là vẻ đẹp xinh tươi, duyên dáng của cô thôn nữ nơi làng trên xóm dưới sau luỹ tre xanh. Ta yêu người, yêu quê, nên ta yêu thêm cây lúa; cây lúa thân yêu, cây lúa mộc mạc, nhân hậu, nghĩa tình. Hãy hát lên đi, hỡi những người bạn gần xa:
“Người đi trên sóng lúa êm,
Vui mùa lúa chín mà quên nắng vàng. ”
(Thơ Hoàng Trung Thông)
Lê Phan Quỳnh
(Hương vị phù sa)