Bài số 8: Tả cây đa cổ thụ nơi làng quê em

  • Bài số 8: Tả cây đa cổ thụ nơi làng quê em trang 1
  • Bài số 8: Tả cây đa cổ thụ nơi làng quê em trang 2
Bài sô 8
Tả cây đa cổ thụ nffi làng quê em.
Bài làm
Từ bến đỏ Yến, em đã nhìn thấy làng em. Qua một cánh đồng bao la, con đường liên xã dài hơn hai cây số, em đã nhìn thấy hình bóng quê hương yêu dấu: cây đa Mục Bải in bóng xanh thẫm trên bầu trời. Mỗi lần đi xa về, em cảm động tưởng như cây đa làng Hương đang giơ tay vẫy chào, đón đợi.
Cây đa được trồng trên một bãi cở rộng đến ba sào cạnh ngã ba đường vào xóm Bầu, xóm Bén. Cách cây đa độ trăm mét là đinh Hương, nổi tiếng khắp vùng. Cây đa toả bóng xanh um. ông nội em cho biết: “Cụ Nghè đã trồng cây đa này và đặt tên là Mục Bài. Đã mười đời nay, con cháu cụ, dòng họ Trịnh vẫn tự hào về cây cổ thụ. Có lẽ đã trên dưới 200 năm rồi đấy...”.
Gốc đa xù xì, phái đến năm, sáu người ôm mới xưể. Rễ cây nâư đen như một bầy trăn khổng lồ cuồn cuộn, nừa chìm nửa nối ôm lấy gốc đa, cam sâu vào bốn phía. Có nhiều rễ phụ từ cành cao đâm thang đứng, có nhùng chùm tua tủa bằng chiếc đũa màu gạch đỏ, có những rề phụ to bằng cổ tay, cổ chân chĩa thắng xuống. Năm tháng trôi qua, những rễ phụ này xuyên sâu vào lòng đất, để hút màu mỡ nuôi cây, để làm cho gốc cây vừa to thêm vừa vững chắc. Gốc đa là nơi nghỉ mát cho khách bộ hành, là nơi đón đợi tụ hội của trẻ mục đồng, của học sinh lảng Hương...
Lá đa to và dày bằng bàn tay người lớn. Mùa xuân, cây đa này lộc, lá non màu đỏ hung, búp đa nhọn tua tủa như muôn nghìn ngọn giáo nhọn hoắt đâm thăng lên bầu trời, dân làng em vẫn gọi lả “giáo búp đa”. Cuối tháng hai, lá đa xanh rì, xanh ngắt, cành lá sum sê. Tán đa, vòm đa đứng xa nhìn như một chiếc dù xanh khổng lô bung nở. Hoa đa như nụ vối, nụ chè, nhưng to hơn. Tháng năm. tháng sáu. quả đa chín đỏ mọng, rồi đen thẫm lại như trái bồ quân, như quả táo tàu trong gói thuốc bắc. Quả đa chín có vị ngọt, chúng em vần nhặt đa rụng chia nhau. Hạt đa như hạt kè đen nhánh, rat cứng, hoặc theo phân chim, hoặc theo gió đưa đi xa, gieo giống vào đầu non sườn núi. khắp bốn cõi. Dưới vòm lá đa xanh là nơi cò đậu khi hoàng hôn. là nơi trú mưa của đàn én. là nơi hội họp của bầy sáo. Mùa trái chín, cây da hiền thảo gọi về hàng trăm con sáo. Chúng hót ríu ran, chúng tranh nhau, cãi nhau chí choé để tranh giành trái chín từ sáng sớm đến chiều tà.
Dưới gốc cây đa Mục Bài, bả con làng Hương đã từng làm lễ tiễn đưa con em mình ra trận thời chống Mĩ. Đây cũng là nơi lưu luyến tiễn con của những mẹ già. nơi thương nhớ tiền chồng của những người VỌ’ trẻ. Cây đa chắc còn nhớ những giọt nước mắt hậu phương, chắc còn nhớ 124 gương mặt những chàng trai lảng Hương đi đánh giặc mãi không về.
Từ ngày đình làng còn là trường học cấp 2 cứa xã, cây đa. gốc da Mục Bài là nơi tụ hội của đám học trò nghịch như quỷ sứ. Sân bóng cũng là đây. Phá tổ chim, hái quả chín, cũng là đây. Nhưng sau ngày có một học sinh trèo đa bị ngã gãy chân, cây đa trở thành cõi thiêng, đồn đại nhiều chuyện lạ!
Em chưa dám một lần trèo đa. Nhưng em và bạn em đã nhiều lần đi vòng quanh gốc đa. ôm lấy gốc đa. ngước mắt nhìn lên nhùng cánh đa to như cột đình, ngâm vòm lá xanh, nghe chim hót, nghe gió thôi, lá reo mà thấy lòng luỏi thơ xôn xao khó tả. Cụ Nghè họ Trịnh đã trồng cây đa. Phải chăng cụ muốn để đức sâu nghĩa nặng cho con cháu, để lại bóng mát cho bà con. Câu hát của chị gái vần làm em xúc động khi nhớ, khi nghĩ về làng Hương yêu dấu, về cây đa Mục Bài thân thương của mình:
"Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ'’.
(Ca dao)
Nguyễn Đức Xuân, 4B
Trường Tiểu học Yên Lý - Nghệ An