Bài số 16: Tả một loài chim có ích cho nhà nông

  • Bài số 16: Tả một loài chim có ích cho nhà nông trang 1
  • Bài số 16: Tả một loài chim có ích cho nhà nông trang 2
Bài sô 16
Tá một loài chim có ích cho nhà nông.
Bài làm
Con sáo mỏ ngà
Quê tôi có hàng trăm loài chim đẹp mà tôi rất thích. Tiếng chim hót đã lưu giữ trong tâm hồn tôi nhiều kỉ niệm sâu sắc, cảm động. Tôi quên sao được con chim sáo mỏ ngà.
Cuối xuân, cây đa đình làng, cây đề chùa Long, cây gạo bến đò Mai, cây thị. cây muỗm đền Sùng... là nơi hội tụ của đàn chim trò'i, của bầy sáo mỏ ngà hót ríu ran, hót líu lo suốt ngày suốt buổi.
Trên đường đi học, tôi thường đứng lại say mê ngắm nhìn bầy sáo mỏ ngà. Chim mẹ bay trước, ba, bốn chim non bay theo, chim bố bay sau cùng, vừa bay vừa hót như giục giã: “Cố lên! Các con cố lên!”.
Sáo mỏ ngà khoác bộ áo màu đen, óng ánh xanh, điểm đôi ba sọc trắng ỏ' cánh. Trên đầu đều có mào lông như răng cưa. Mắt màu nâu viền vàng. Mỏ nhọn vàng óng, phía trong cùng đò sẫm, tưởng như quết bã trầu, cốt trầu. Cặp chân dài, màu vàng chanh, có móng nhọn màu nâu. Mùa sinh sản, chim mái như đi bít tất tơ óng ả, trông rất dịu dàng, yểu điệu.
Sáo mỏ ngà làm tổ trong các hốc cày hay dưới mái đình, mái đền, mái chùa. Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào, dế, nhện, bọ xít... các loài côn trùng phá hoại lúa, hoa màu. cây trái, đều bị sáo mỏ ngà bắt hết. Tháng ba. sáo mỏ ngà đê trứng, nuôi con, cũng là lúc các loài sâu sinh sôi nảy nỏ-. Chim bố. chim mẹ thay nhau âp trứng nuôi con, lặn lội bay đi bắt sâu, tìm mồi. Sáo mỏ ngà trở thành chiên sĩ bảo vệ cây trồng tích cực nhất.
Nhà bạn Hồng lớp tôi nuôi hai con sáo mỏ ngà biết nói. Chim được cho ăn thịt mỡ từ khi còn là chim non, được thuần dưỡng, cứ quấn quýt lay người, không cần phải nhốt lồng nữa. Có ai đến chơi vừa vào đen ngõ, đến sân. chim đã cất tiếng nói: "Chảo khách! Chào khách!” rất vồn vã. Ngày nào cũng vậy, chim tự bay ra đồng, ra vườn bắt sâu, tìm mồi. quá trưa xế chiều đã bay về nhà chơi với con chó mực như bạn thân. Khóm hồng nảy lộc nở hoa sâu róm bám đay cành. Sáo mỏ ngà phát hiện ra, chỉ ba hôm sau, lũ sâu róm bị bẳt sạch, không còn một con!
Một hôm, em đến chơi, vừa xoè tay ra thì đôi sáo mỏ ngà đã bay đến đậu lên tay, lên vai, hót ríu rít, cất tiếng: “Chào anh! Chào cậu!”. Nó cho tôi vuốt ve thân tình. Hồng bảo có người ngoài thị xã đến hỏi mua. trá mỗi con một triệu đồng. Mẹ Hồng không bán, bảo để nuôi lảm canh và giữ vườn...
Con sáo mỏ ngà đẹp và đáng yêu quá! Nhiều lúc tôi cứ nghĩ: “Giá mà tôi nuôi được một con sáo mó ngà biết nói thì sung sướng quá!”.
Nguyễn Tuấn Vũ, 4A
Trường Tiều học Chi Lăng - Lạng Sơn