Soạn bài Cây tre Việt Nam

  • Cây tre Việt Nam trang 1
  • Cây tre Việt Nam trang 2
  • Cây tre Việt Nam trang 3
CÂY TRE VIỆT NAM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre, sự gắn bó của cây tre với cuộc sống dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành biểu tượng của Việt Nam.
Nắm được nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả với bình luận.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nêu đại ý của bài, bố cục và ý chính của mỗi đoạn.
Đại ý của bài:
Giới thiệu vẻ đẹp của cây tre, sự gắn bó của nó, với con người trong đời sống, trong lao động sản xuất và trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Bô" cục:
Bài văn gồm 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Chí khí như người”', phẩm chất của cây tre, cây tre có mặt khắp mọi miền đất nước.
Đoạn 2: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “chưng thuỷ”'. Tre gắn bó với con người trong cuộc sống và trong lao động.
Đoạn 3: Từ “Như tre mọc thẳng” đến “Tre anh hừng chiến dấu”'. Tre cùng với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Đoạn 4: Từ “Nhạc của trúc” đến hết: Tre là người bạn thân thiết của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai.
Tác giả đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Bài văn đã gợi liên tưởng đến đức tính gì của con người Việt Nam?
Vẻ đẹp và những phẩm chất của cây tre:
+ Tre mọc xanh tốt ở mọi nơi.
+ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
+ Mầm non mọc thẳng.
+ Tre cứng cáp dẻo dai vững chắc.
+ Tre gắn bó và làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh: Tre là cánh tay của người nông dân; Tre thẳng thắn, bất khuất: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là đồng chí chiến đấu, tre kháng chiến giữ làng giữ nước; Tre còn giúp con người biểu lộ tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre (nhất là sáo, tiêu...).
Để thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre, tác giả đã sử dụng một loạt những biện pháp nhân hoá:
Ví dụ: “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao giản dị...”.
Hoặc tác giả đã dùng những từ chỉ phẩm chất của con người như: xung phong, hi sinh, giữ làng giữ nước để nói về phẩm chất của cây tre: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu”.
Sự gắn bó của cây tre với người nông dân và dân tộc Việt Nam:
Toàn bài văn tác giả thể hiện sự gắn bó của cây tre đối với người nông dân và dân tộc Việt Nam ta:
Tre cùng với những cây cùng họ (trúc, mai, vầu) có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam; Tre bao trùm lên khắp xóm làng.
Dưới bóng tre, người dân cày Việt Nam đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang và gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
Tre là cánh tay của người nông dân, ăn ở với họ đời đời, kiếp kiếp. Tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi: (các em nhỏ chơi chuyền với các que tre; Dưới bóng tre, bóng nứa nam nữ thanh niên tỏ tình; Các cụ già với chiếc điếu cày làm bằng tre...).
Cây tre đã gắn bó với con người từ thuở lọt lòng nằm trong nôi tre đến khi nhắm mắt xuôi tay trên chiếc giường tre.
Hệ thông dẫn chứng ở đây, tác giả đã sắp xếp theo trình tự từ tổng quát đến cụ thể và lần lượt theo từng lĩnh vực trong đời sông con người (lao động, sinh hoạt) cuối cùng lại khái quát lại để nói sự gắn bó của cây tre đốì với con người từ khi mới lọt lòng đến lúc xuôi tay nhắm mắt.
Tre còn gắn bó với dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quôh. Tre tuy là vũ khí thô sơ nhưng từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng tre làm vũ khí giết giặc (Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường), rồi dùng gậy tre, chông tre để chông lại vũ khí tối tân của kẻ thù và để thể hiện sức mạnh của cây tre đôi với con người và dân tộc Việt Nam tác giả khái quát: “Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”.
Ở đoạn kết tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai? Vì sao cây tre vẫn được coi là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam?
Ngay phần mở đầu của đoạn kết tác giả gợi âm thanh của tiếng sáo diều, khúc nhạc đồng quê để nói về nét đẹp văn hóa độc đáo của cây tre. Cây tre không chỉ gắn bó với con người trong lao động sản xuất, trong đời sông vật chất mà nó còn gắn bó với đời sông tinh thần, con người có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình qua tiếng sáo tiếng tiêu...
Hình ảnh măng non trên phù hiệu của đội viên thiếu niên để nói sự tiếp bước của thế hệ sau và cũng là để nói về tương lai của cây tre trong thời đại công nghiệp hoá. Dù vai trò của cây tre có thể giảm bớt trong đời sông của con người nhưng tre vẫn là người bạn đồng hành chung thuỷ, bởi vì những phẩm chất của nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam: “Tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”.
GHI NHỚ
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Tre gắn bó và giúp con người trong lao động, trong đời sống hàng ngày, tre còn cùng với dân tộc Việt Nam đánh giặc, bảo vệ đất nước. Cây tre dã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Bài văn có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ỷ nghĩa biểu tượng, sủ dụng rộng rãi và thành công phép nhăn hoá; lời văn giàu cảm xức và nhạc diệu. B. LUYỆN TẬP
Em hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao, câu thơ, những truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre để thấy cây tre đã gắn bó lâu đời với dân tộc ta.
Bài thơ về tre:
+ Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) SGK + Tre (Nguyễn Bao)
Đứng trên bờ ao Tre nghiêng soi bóng Mặt hồ gạn sóng Tre thả thuyền trôi Trưa hè nắng nôi Tre trùm bóng mát Buổi chiều gió hát Võng tre êm đềm Tre làm nôi êm Ru em ngon giấc...
Truyện cổ tích về cây tre:
+ Cây tre trăm đốt
+ Cây nêu ngày tết + Thánh Gióng...