Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn

  • Ôn tập phần Tập làm văn trang 1
  • Ôn tập phần Tập làm văn trang 2
  • Ôn tập phần Tập làm văn trang 3
  • Ôn tập phần Tập làm văn trang 4
  • Ôn tập phần Tập làm văn trang 5
  • Ôn tập phần Tập làm văn trang 6
  • Ôn tập phần Tập làm văn trang 7
ÔN Tệp PHRN Tệp LÀM VĂN
Mực TIÊU BÀI HỌC
Củng cố lại các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
A. Văn bản biểu cảm
Những bài văn biểu cảm đã học trong chương trình lớp 7 (văn xuôi):
Cổng trường mở ra.
Mẹ tôi.
Một thứ quà của lúa non: Côm.
Sài Gòn tôi yêu.
Mùa xuân của tôi.
Bài Một thứ quà của lúa non: cốm thể hiện khá rõ đặc điểm tâm hồn và ngòi bút của Thạch Lam. Đó là nét tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ, kĩ lưỡng trong từng cảm xúc thông qua sự quan sát và nhận xét của tác giả.
Tác giả đã tả hương vị đặc sắc của lúa non để gợi, để nhớ đến côm và nêu sự hình thành hạt côm từ những tinh túy của thiên nhiên cũng như sự khéo léo của con người. Tác giả cũng đã nêu lên nhận xét về tục lệ dùng hồng, côm làm đồ sêu Tết của nhân dân ta.
Màu sắc: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý.
Màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
Hương vị: Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau.
Cuôi cùng tác giả bàn về việc thưởng thức một món quà bình dị với một cái nhìn thấu đáo và một thái độ vãn hoá: "Cốm không phải thứ quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt ngào của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc..."
Qua sự phân tích bài Một thứ quà của lúa non: Cốm ta thây văn biểu cảm có những đặc điểm sau:
Biểu đạt được tình cảm, cảm xúc.
Thể hiện sự đánh giá của con người với hiện thực khách quan.
Khơi gợi được sự đồng cảm với người đọc.
Yêu tô' miêu tả trong văn biểu cảm gợi ra được hình ảnh màu sắc, đường nét của sự vật được thể hiện trong bài.
Yêu tô tự sự trong văn biểu cảm bộc lộ cảm xúc đô'i với sự việc, sự vật.
Khi muôn bày tỏ lòng thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì chúng ta phải miêu tả, kể chuyện về người và sự vật â'y.
Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ:
Trong bài Mùa xuân của tôi tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh được thể hiện qua các câu văn:
+ Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần...
+ Không uống rượu mạch cũng như lòng mình say rượu...
+ Nhựa sống ở trong người câng lên như máu, căng lên trong lộc của loài ìiai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti...
Dùng phép liệt kê:
+ Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng...
Trong bài "Sài Gòn tôi yêu" tác giả cũng sử dụng các biện pháp tu từ:
So sánh:
Tôi yêu Sài Gòn da diết như người dàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái.
Biện pháp nhân hoá và so sánh:
Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
Dùng phép liệt kê:
Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yểu trong nắng sớm... Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời... Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn... Tôi yêu phố phường, náo động...
Kẻ bảng và điền vào ô trông:
Nội dung văn bản biểu cảm
Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, khêu gợi lòng đồng cảm nơi người dọc
Mục đích biểu cảm
Biểu đạt một tình cảm
Phương tiện biểu cảm
Phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng của mình.
8. Bố cục bài văn biểu cảm:
Mở bài
Nêu cảm xúc, tình yêu đổi với đề tài
Thân bài
Nêu những biểu hiện của tình yêu, cảm xúc
Kết bài
Nhận thức về tình cảm của bản thân
B. Văn nghị luận
Các bài văn nghị luận đã học:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Y nghĩa văn chương.
Trong đời sông hằng ngày, trên báo chí, trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong văn nghị luận.
Thí dụ:
Giữ gìn nếp sông văn minh thành phô'.
Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ.
ì.
Giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Với các bài trên thường yêu cầu giải thích hoặc chứng minh.
Trong các bài văn nghị luận phải có ba yếu tố cơ bản:
Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thửc câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cẩu thực tế.
Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí bài văn mới có sức thuyết phục.
Trong ba yếu tố trên, yếu tố luận điểm là chủ yếu.
Luận điểm trong các câu sau:
Câu a, câu d (luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ "là" hoặc từ "có" khi có phẩm chất, tính chất truyền thông nào đó).
Câu b là câu cảm thán.
Câu c là một cụm danh từ, mới chỉ nêu một vân đề nó tương ứng với một luận đề mà chưa phải là luận điểm.
Chứng minh trong văn nghị luận là kiểu bài có nội dung làm sáng tỏ một vấn đề đã được thừa nhận với mục đích làm cho người đọc công nhận sự đúng đắn của vấn đề một cách vững chắc hơn. Đây cũng là kiểu bài dùng nhiều dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc vãn học để thuyết phục người đọc. Tuy nhiên bên cạnh dẫn chứng thực tế cũng cần có lí lẽ để giải thích vấn đề, phân tích dẫn chứng để bàn bạc mở rộng, nâng cao vấn đề cần chứng minh.
Thí dụ: Khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp” chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong dầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng..." thì chưa đủ mà phải diễn giải câu ca dao đó ra về hình thức cũng như nội đung thì người đọc mới hiểu.
Cho hai đề văn:
* Đề a là văn giải thích "An quả nhớ kể trồng cây"
Ớ đề bài này, ta phải trả lời các câu hỏi:
+ Nghĩa câu tục ngữ là gì?
+ Nghĩa tường minh: Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
+ Nghĩa hàm ẩn: Người được thừa hưởng thành quả lao động phải
nhớ người đã tạo ra thành quả đó.
+ Nghĩa mở rộng: Thế hệ sau phải nhớ ơn các thế hệ trước.
+ Tại sao Ân quả nhớ kẻ trồng cây?
VI mọi thành quả lao động mà chúng ta được hưởng ngày nay (về vật chất, tinh thần) đều do công sức của các thế hệ trước tạo nên, thậm chí phải đổi cả bằng xương máu.
+ Thái độ của người ăn quả đôi với người trồng cây:
Thể hiện sự biết ơn.
Ý thức vun đắp, bảo vệ, phát triển...
Phê phán những biểu hiện sai trái với đạo lí.
* Đề b là văn chứng minh: "Án quả nhớ kẻ trồng cây” là một suy nghĩ đúng đắn.
Ớ đề bài này ta sẽ trả lời cho câu hỏi suy nghĩ này đúng đắn như thế nào? Tuy nhiên để chứng minh cho vấn đề này trước hết ta cũng phải giải thích sơ lược về câu tục ngữ này "Ăn quả nhớ kể trồng cây" nghĩa là gì? Sau đó chứng minh bằng dẫn chứng (trong lao động sản xuất, trong cuộc đấu tranh chông xâm lược của dân tộc ta từ trước tới nay...).
ĐỂ VĂN THAM KHẢO
Đề 1: Cần làm rõ các luận điểm:
Thiên nhiên đem lại cho ta sức khoể.
Thiên nhi.ên dem lại sự hiểu biết và niềm vui vô tận.
Thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên.
Đề 2: Cần giải thích rõ các vân đề:
Giải thích các từ: trì, viên, điền.
Nghĩa của câu tục ngữ.
Tại sao câu tục ngữ này lại được sắp xếp theo thứ tự (nhất, nhì, tam)?
Câu tục ngữ có đúng không?
Đề 3: Khi giải thích "cái im lặng, dửng dưng" của Phan Bội Châu cần làm rõ các vấn đề:
Đây là cách ứng xử của Phan Bội Châu (không ồn ào, đôp chát).
Dùng cái im lặng, phớt lờ coi thường kẻ thù (như không có trước mặt).
Thể hiện thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù. Đặc biệt ở đoạn kết, tác giả chêm thêm lời nói của anh lính dõng An Nam để nâng thêm một bước về tính cách, thái độ của cụ (Phan) trước kẻ thù và đó cũng chính là hành động chông trả quyết liệt: nhổ vào mặt kẻ thù.
Đề 4: Cần làm rõ hai luận điểm:
Trong "Nỗi oan hại chồng" Thị Kính mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ phú quý giàu sang hành hạ, coi rẻ (luận điểm chính).
Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan (luận điểm phụ).
Đề 5: Đoạn văn
Trạng ngữ: Từ xưa đến nay -> trạng ngữ chỉ thời gian.
Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi -» trạng ngữ chỉ không gian (cảnh huống).
Cụm c - V làm thành phần:
Mỗi khi TỔ quốc / bị xăm lăng (Tổ quốc là chủ ngữ, bị xâm lâng là vị ngữ).
Câu có cụm chủ vị làm thành phần trạng ngừ.
ơ câu đầu Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong cụm từ làm phụ ngữ: "nồng nàn yêu nước" đáng lẽ phải "yêu nước nồng nàn", sự đảo trật tự từ nhằm nhân mạnh mức độ yêu nước của nhân dân ta.
Trong đoạn văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng hình ảnh một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm để nói về khả năng, sức mạnh của làn sóng ấy và vì thế, nó có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Một sô" động từ có trong đoạn văn nhằm thể hiện phép tăng cấp: sôi nổi —> kết thành —> mạnh mễ, to lớn lướt (qua nguy hiểm) —> nhấn chìm.
Đề 6: Đoạn vãn
Câu mở đầu: "Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước."
Câu kết đoạn: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
Biện pháp liệt kê được sử dụng trong bài Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước nhằm thể hiện phép tăng cấp để nói lên sức mạnh yêu nước của dân tộc ta; "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lữ bán nước và lũ cướp nước".
Đề 7: Đoạn văn
Câu văn nêu luận điểm: "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng haý'.
Câu văn làm nhiệm vụ giải thích cho luận điểm:
Nói thế có nghĩa là nói rằng:
Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng:
Tác giả giải thích về cái đẹp và cái hay của tiếng Việt:
Cái đẹp "hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu và cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"
Cái hay: "có đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yếu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
Ớ đây tác giả cũng không có ý định phân biệt rạch ròi giữa cái đẹp và cái hay của tiếng Việt, mục đích chỉ là nhân mạnh hai khả năng ấy. Giữa cái đẹp và cái hay có mô'i quan hệ qua lại với nhau. Đã đẹp là phải hay hoặc ngược lại.
Đề 8: Lựa chọn câu đúng:
Trong bài văn nghị luận có thể có yêư tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.
Trong tác phẩm trữ tình thì tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người.
Bài văn nghị luận nào cũng phải có luận điểm cơ bản nhưng không nhât thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.