Soạn bài Kiểm tra phần Văn

  • Kiểm tra phần Văn trang 1
  • Kiểm tra phần Văn trang 2
  • Kiểm tra phần Văn trang 3
  • Kiểm tra phần Văn trang 4
  • Kiểm tra phần Văn trang 5
  • Kiểm tra phần Văn trang 6
  • Kiểm tra phần Văn trang 7
KIỂMTRR PHẦN VĂN
Mực TIÊU BÀI HỌC
On và củng cô' các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
1. Chọn chép lại một số' bài ca dao đã học. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong bài ca dao đó.
Ví dụ bài:	"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Ta thấy dòng thơ thứ nhất nói về "công cha". Có rất nhiều bài thơ đã từng ca ngợi công cha như núi Thái Sơn. Nhưng ở đây công cha lại được so sánh với "núi ngất trời". Hình ảnh "núi ngất trời" gợi cho ta cảm giác ngọn núi đó rất cao, cao đến chọc trời mà cũng rất hùng vĩ.
Dòng thứ hai nói về "nghĩa mẹ", tấm lòng mẹ bao dung mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với "nước ở ngoài biển Đông".
Dòng thơ thứ ba một lần nữa nhấn mạnh đến công lao to lớn như trời bể của cha mẹ.
ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh và nghệ thuật tượng trưng, vừa cụ thể hoá, vừa hình tượng hoá để ca ngợi nghĩa mẹ công cha với tất cả tình yêu kính trọng và sâu nặng nhất.
Dòng cuổì lại là một lời nhắn nhủ tâm tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng" tạc dạ công ơn dưỡng dục của cha mẹ, người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, trưởng thành.
Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc dòng văn học trung đại.
Ví dụ bài "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ha chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kể nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son."
Bài thơ nói về chiếc bánh trôi nước nhưng thực chát là để nói về phẩm chất tốt đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
Dòng thứ nhất "Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
"Thân em" là một cách gọi kín đáo để nói về thân phận cá nhân, một nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ; "trắng” và "tròn" vừa là hình ảnh gợi tả của chiếc bánh trôi nước nhưng vừa là hình ảnh liên tưởng gợi lên phẩm chát trắng trong, hoàn mĩ của người con gái.
Dòng thứ hai và dòng thứ ba nói về thân phận của người phụ nữ như một nghịch cảnh nay đây mai đó "bảy nồi ba chìm", phiêu bạt không biết đi đâu về đâu. Hai chữ "rắn nát" ngầm ám chỉ số phận của người phụ nữ không được do chính bản thân mình định đoạt mà do tay những kẻ khác định đoạt. "Kẻ nắn" là ai? là cha mẹ chồng con, là do lễ giáo phong kiến định đoạt, đạo "Tam tòng tứ đức". Việc hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Người phụ nữ bị ràng buộc bởi nhiều thứ luật tàn ác.
Dòng thơ cuối với hình ảnh ẩn dụ "tấm lòng son" một lần nữa khẳng định dù thân phận người phụ nữ có "bảy nổi ba chìm" nhưng họ luôn giữ được phẩm giá cũng như tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung sắt son của mình. Không có thế lực nào có thể phá vỡ và giết chết được những phẩm đức này của người phụ nữ Việt Nam.
Chọn chép lại hai câu thơ Đường
Ví dụ bài "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch
Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tứ cố hương
Dịch thơ:	Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê hương.
Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ túyệt, cả bài thơ là bức tranh thủy mạc về cảnh mộng đêm trăng của nhà thơ.
Đầu giường ánh trăng rọi (Sàng tiền minh nguyệt quang)
Nhà thơ nằm ngủ dưới đêm trăng, ánh sáng rọi vào đầu giường khiến nhà thơ tỉnh giác. Ánh trăng bao phủ khắp mặt đất, cả không gian tràn ngập ánh trăng, thi sĩ choàng tỉnh ngỡ ngàng tưởng "mặt đất phủ sương". Trăng với thi sĩ không hẹn mà gặp. Trong đêm thanh tĩnh này chỉ có trăng với thi nhân: trăng chiếu sáng vằng vặc còn thi nhân ngỡ ngàng, bồi hồi.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê hương.
Hai tư thế "ngẩng” và "cúi", hai tâm trạng "nhìn' và "nhớ" "trăng sáng" và "cố hương" đi liền nhau thể hiện tâm trạng buồn và cô đơn của một người xa quê lâu ngày nhớ về nơi mình đã sinh ra, nơi có những người thân thương ruột thịt. Chính ánh "trăng sáng" này đã làm sống dậy bao nỗi niềm, bao sự suy tư và tâm trạng bâng khuâng của thi nhân. "Ánh trăng" và "cố hương" gắn chặt với nhau biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu quê tha thiết.
Chép hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
- Bài "Cảnh khuya" cửa Hồ Chủ tịch:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, hóng lồng hoa".
Tác giả so sánh tiếng suối với tiếng hát, cách so sánh này gợi lên tình cảm thân thiết giữa thiên nhiên với con người, "lồng" có nghĩa là bao phủ, trùm lên hoặc hoà hợp với nhau.
Hình ảnh "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" gợi lên vẻ đẹp của một bức tranh với đường nét, hình khô'i rất đa dạng. Có hình dáng vươn cao tỏa rộng nhiều tầng, nhiều lớp của vòm cây cổ thụ, ở trên cao lâp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây in lên mặt đâ't tạo nên một vẻ đẹp lung linh huyền ảo.
Từ "lồng" được nhắc lại hai lần thể hiện sự hoà hợp, quấn quýt của hai màu sắc đen, trắng của một bức tranh phong cảnh về khuya.
- Bài "Rằm tháng giêng" của Hồ Chủ tịch
"Rằm xuân lổng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân".
Hai câu thơ này là cảnh trăng xuân sông nước gợi ra một khung cảnh không gian cao rộng bát ngát tràn đầy ánh trăng và sức sông của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi" khung cảnh bầu trời cao, rộng mênh mông, trong trẻo nổi bật trên bầu trời ây là vầng trăng tỏa sáng vằng vặc xuống mặt đất.
"Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân" vẽ ra một không gian rộng lớn bát ngát với con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Nước trong xanh, màu trời sắc nước hoà quyện lẫn nhau tạo thành một cảnh đẹp bát ngát. Trong câu thơ này, liên tiếp có ba từ "xuân" nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sông của mùa xuân đang tràn ngập cả không gian.
Cả hai bài thơ này đều chứng minh thơ của Bác luôn tràn đầy ánh trăng. Bởi trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên của non nước. Bác yêu trăng tức là yêu thiên nhiên, yêu con người.
Tình yêu quê hương đất nước của tác giả qua bài Mùa xuân của tôi.
Đây là đoạn đầu của thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt, mở đầu cho nỗi nhớ thương mười hai tháng của tác giả. Bài văn đã tái hiện lại cảnh sắc mùa xuân trên đất Bắc, đồng thời thể hiện tình cảm thiết tha, nồng nàn của tác giả đốì với quê hương, đất nước.
Tác giả Vũ Bằng thương nhất và yêu nhất là mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội. Cảnh s'ắc này đã được miêu tả hết sức cụ thể.
Khí hậu đặc biệt của mùa xuân vừa có cái lạnh của mưa, "riêu riêu, gió lành lạnh" của mùa đông còn vương lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. Ông thường nhớ những âm thanh mùa xuân miền Bắc "tiếng nhạn kêu trong đềm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..."
Không khí mùạ xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong không khí đoàn tụ êm đềm. Khung cảnh bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên với đèn, nến, hương trầm.
Mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con người sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sông và yêu thương: "Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti..."
Qua cách miêu tả này, Vũ Bằng muôn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc có một vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng rất dạt dào tình người.
Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả "yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng' bởi vì trong những ngày đó có một nét đẹp riêng biệt.
+ Trời đất: Trời hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn... Thấy những vệt xanh tươi hiện trên trời.
+ Thiên nhiên: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không ướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Ở đây, tác giả đã sử dụng phươg pháp so sánh để làm nổi bật cảnh sắc xuân của trời đâ't, của thiên nhiên và không khí mùa xuân.
Mùa. xuân của tôi thể hiện phong cách của Vũ Bằng trong việc thể hiện lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn mượt mà nhẹ nhàng, ông là một nhà văn tài hoa.
Chọn và chép lại hai câu tục ngữ đã học:
Ví dụ câu tục ngữ: "Tấc đất, tấc vàng"
"Tấc" là đơn vị đo qhiều dài, đây là cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa.
"Tấc đất" so sánh với "íấc vàng"', lây cái bình thường so sánh với cái quý hiếm nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Mặt khác câu tục ngữ còn bao hàm một lời khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất.
"Đất” để làm nhà ở, để trồng trọt, chăn nuôi, đất cho ta hoa thơm cỏ ngọt, "đất" tồn tại với con người, là ngụồn sông vô tận của con người. Trong lòng đất ià cả một kho tàng quý báu như nước và khoáng sản... Đất là tài sản của quốc gia, do đó đất quý như vàng.
Nêu luận điểm trong các bài văn nghị luận ở bài 20, 21, 23.
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'.
Bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta và đó cũng chính là luận điểm của bài văn nghị luận này.
Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt:
Luận điểm của bài văn nghị luận này là: tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ:
Bài vãn nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, trong việc làm, trong lời nói và bài viết.
Một số dẫn chứng để chứng minh ý kiến của Hoài Thanh:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Một số đoạn văn:
Một nhà thi sĩ Ân Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nấc lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chỉnh là nguồn gốc của thi ca.
Vãn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống [...]
(Ý nghĩa của văn chương - SGK lớp 7)
Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện Sống chết mặc bay.
Phép tương phản (cũng gọi là đốì lập) là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Phép tương phản được thể hiện trong tác phẩm Sống chết mặc bay:
Một bên là cảnh tượng nhán dân đang vật lộn căng thẳng, vâ't vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ - Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ "đi hộ đê”.
Giá trị của biện pháp tương phản trong tác phẩm Sống chết mặc bay là phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sông và sinh mạng của nhân dân với cuộc sông của bọn quan lại, mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ. Đồng thời thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sông lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
Sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu thể hiện thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu, bản lĩnh kiên cường của ông trước kẻ thù.
Sự im lặng của Phan Bội Châu chính là vũ khí quyết liệt để giáng vào đầu kẻ thù.
Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Ảm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?
Thành ngừ "Oan Thị Kính” dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực không thể nào giãi bày được.