Soạn bài Quan Âm Thị Kính

  • Quan Âm Thị Kính trang 1
  • Quan Âm Thị Kính trang 2
  • Quan Âm Thị Kính trang 3
  • Quan Âm Thị Kính trang 4
QUfiN ÂM THỊ KÍNH
Mực TIÊU BÀI HỌC
Tìm hiểu về sân khâu chèo.
Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Ẵm Thị Kính.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
1. Tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính
Mãng ông là một người nông dân nghèo, ông gả con gái của mình là Thị Kính cho Thiện Sĩ - con của Sùng ông, Sùng bà.
Một hôm, Thị Kính đang ngồi khâu, Thiện Sĩ ngồi bên cạnh học bài rồi thiu thiu ngủ lúc nào cũng không biết, thấy chồng có sợi râu mọc ngược Thị Kính toan cầm dao khâu xén đi, Thiện Sĩ giật mình, hô toáng lên. Thê' là cả gia đình chồng đổ oan cho Thị Kính là giết Thiện Sĩ và đuổi Thị Kính về nhà bô' đẻ.
Bị oan ức, Thị Kính giả trai vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái của phú ông vô'n tính lẳng lơ, đem lòng yêu mến Kính Tâm nhưng bị Kính Tâm từ chối. Thị Mầu về nhà đùa ghẹo và ăn nằm với anh Nô người ở đợ cho nhà Thị Mầu rồi có thai. Làng bắt vạ, bí quá Thị Mầu khai là mình có chửa với Kính Tâm, Kính Tâm bị đuổi ra khỏi chùa. Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
Kính Tâm bế đứa con đi xin sữa nuôi. Mãi sau này Kính Tâm được hoá giải trở thành Phật Bà Quan Âm. Kính Tâm viết thư lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi và nhẫn nhục của nàng.
Đoạn "Nỗi oan hại chồng" có năm nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
Tất cả năm nhân vật này đều tham gia vào quá trình xung đột kịch. Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo này là: Sùng bà và Thị Kính. Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo. Sùng bà đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến, Thị Kính đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân thường.
Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng. Khung cảnh này làm nổi bật hình ảnh người vợ thương chồng. Những cử chỉ của Thị Kính đối với chồng rất ân cần dịu dàng. Khi chồng ngủ ngồi quạt cho chồng, thấy râu mọc ngược dưới cằm thì băn khoăn, lo lắng. Những tình cảm của Thị Kính đốì với chồng rất chân thật và tự nhiên.
Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:
Hành động của Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo, đanh đá: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã...
Ngôn ngữ của Sùng bà toàn là những lời đay nghiên mắng nhiếc, xỉ vả. Mỗi lần mụ cất lời là Thị Kính thêm một tội. Mụ không cần biết phải trái, mụ đuổi Thị Kính đi vì cho rằng Thị Kính giết con trai mình.
Lời lẽ của mụ:
Giống nhà bà đây là giống phượng giống công - Chúng bay là mèo mả gà đồng.
Nhà bà đây cao môn lệch tộc - Mày là con nhà cua ốc.
Trứng rồng lại nở ra rồng
-Liu diu lại nở ra dòng liu diu.
Đồng nát thì về Cầu Nôm...
Lời lẽ của mụ có sự phân biệt đôi xử giữa tháp và cao, giữa sang và hèn, đây không phải là quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Đó chính là quan hệ giai câp giữa phong kiến và người nông dân.
Trong truyện năm lần Thị Kính kêu oan thì bôn lần tiếng kêu oan ấy hướng về mẹ chồng và chồng:
Lần thứ nhất kêu oan với mẹ chồng:
"Giời ơi! Mẹ ơi oan cho con lắm mẹ ơi!"
Lần thứ hai vẫn với mẹ chồng:
"Oan cho con lắm mẹ ơi!"
Lần thứ ba kêu oan với chồng:
"Oan thiếp lắm chàng ơi!"
Lần thứ tư vẫn kêu oan với mẹ chồng:
"Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!"
Cả bcm lần kêu oan với chồng và mẹ chồng nhưng đều vô ích. Ớ đây ta thấy Thiện Sĩ là kẻ đốn hèn, nhu nhược, hắn hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng kề vai áp má yêu thương gắn bó với hắn, hắn để cho mẹ mình hành hạ vợ, hắn là một con người vô trách nhiệm.
Còn đối với Sùng bà, lời kêu oan của Thị Kính càng làm cho mụ ta có những lời lẽ và hành động tàn nhẫn đốì với Thị Kính.
Lần thứ năm Thị Kính kêu oan với cha (Mãng ông) thì Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông bất lực, đau khổ. Kết cục Thị Kính vẫn bị đuổi ra khỏi nhà chồng, mối tình vợ chồng tan vỡ.
Xung đột kịch trong đoạn trích thể hiện chỗ cao nhất đó là lúc Sùng bà và Sùng ông dựng lên vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, kì thực là bắt Mãng ông sang nhận Thị Kính về để làm cho cha con Mãng ông nhục nhã, hơn nữa Sùng ông còn thể hiện hành động vũ phu đôì với Mãng ông.
Qua cử chỉ ngôn ngữ của nhân vật, tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà đau khổ tột bậc vì tình cảm thủy chung hiền dịu của mình bấy lâu đôi với chồng nay đã bị tan vỡ, và đau khổ hơn khi mình bị nghi oan là thất tiết. Thị Kính bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, không biết đi đâu về đâu.
Việc Thị Kính "trá hình nam tử đi tu hành" có ý nghía là giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:
Ước muôn là được sông ở đời để tỏ rõ con người đoan chính (Mặt tích cực).
Mặt tiêu cực: Mình khổ vì do số kiếp, do "phận hẩm duyên hôi", tìm vào cửa Phật để tu tâm.
Trong xã hội phong kiến, con đường mà Thị Kính chọn là con đường để giải thoát cho số phận, bởi người phụ nữ này chưa đủ sức, đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh, nàng cam chịu hoàn cảnh bằng con đường nhẫn nhục. Hành động đấu tranh của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở những lời than thân trách phận mà thôi.
LUYỆN TẬP
Tóm tắt đoạn Nỗi oan hại chồng
Vào một buổi tối, sau khi dọn kỉ, Thị Kính ngồi quạt cho chồng, Thiện Sĩ thiu thiu ngủ. Bỗng Thị Kính nhìn thấy dưới cằm của. chồng có chiếc râu mọc ngược, nàng lấy làm lo lắng, bèn lấy dao khâu toan cắt chiếc râu đó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ tỉnh dậy, thấy dao kề cổ, sợ quá bèn la hét. Sủng ông, Sùng bà đang ngủ bỗng nghe thấy tiếng con trai kêu bèn hốt hoảng chạy ra, chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện như thế nào, thấy con nói như vậy, cả hai bèn té tát chửi bới, đánh dập Thị Kính. Thị Kính than khóc kêu oan nhưng cả nhà không ai thèm nghe Thị Kính nói. Sau khi chửi bới một hồi, Sùng ông bèn cho gọi cha Thị Kính là Mãng ông đến. Sùng ông làm nhục Mãng ông và đòi trả Thị Kính về. Hai cha con Thị Kính ôm nhau khóc lóc kêu oan. Cuối cùng, Mãng ông nói Thị Kính hãy về nhà với cha nhưng Thị Kính nói: con sẽ trá hình nam tử để bước di tu hành, phải quyết sống ở đời mới, mong tỏ ra, mình là người đoan chính.
Chủ đề của đoạn trích Nỗi oan hại chồng, thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng với nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến về gia đình, hôn nhân.
- Thành ngữ "Oan Thị Kính" dùng để nói về những nỗi oan ức cùng cực không thể nào giãi bày được.