Soạn bài Lòng yêu nước

  • Lòng yêu nước trang 1
  • Lòng yêu nước trang 2
LÒNG YỀƯ NƯỚC
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được tư tưởng bài văn: lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. Nắm được nét đặc sắc của bài vãn tùy bút - chính luận này; kết hợp chính luận và trữ tình; tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục, không phải chỉ bằng lý lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đô'i với Tổ quốc Xô Viết.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Nêu đại ý của bài:
Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, tình yêu gia đình, làng xóm thân quen. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.
Đọc đoạn văn từ đầu đến “lòng yêu Tổ quốc” và hãy cho biết:
- Câu mở đầu và câu kết đoạn.
+ Câu mở đầu tác giả nêu nhận định rút ra từ thực tiễn “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”. Sau đó là tác giả lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.
+ Câu cuối khái quát thành một quy luật mang tính chân lí: “Lòng yêu nhà, yểu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
- Trình tự lập luận trong đoạn văn chặt chẽ theo một hệ thông lô-gíc. Câu mở đầu nêu nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước, sau đó mở rộng và chứng minh, cuổì cùng đúc kết thành chân lí.
Nhớ quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ vắi ba vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả vẻ đẹp đó.
Vẻ đẹp tiêu biếu của mỗi vùng:
+ Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na + Miền Xu-cô-nô thân cây mọc là là mặt nước.
+ Người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương.
+ Người xứ Gru-di-a ca ngợi khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực, dòng suôi óng ánh bạc...
+ Người ở thành Lê-nin-grát nhớ sương mù, nhớ dòng sông Nê-va...
+ Người Mát-xcơ-va nhớ phô' cũ chạy ngoằn ngoèo...
Ớ mỗi nơi tác giả chỉ chọn miêu tả vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp riêng biệt độc đáo ở nơi đó, mỗi hình ảnh đều thể hiện nỗi nhớ, tình cảm yêu mến, lòng tự hào của người dân Xô Viết.
Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lí ấy.
Câu văn thể hiện lòng yêu nước:
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...) lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu đô'i với những vật bình thường, gần gũi từ tình yêu gia đình, làng xóm đến quê hương; Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ khi nó được thử thách trong những hoàn cảnh gay go, khô'c liệt của cuộc chiến tranh một mất một còn, khi đó sô' phận của mỗi con người gắn liền với vận mệnh Tổ quốc.
GHI NHỚ
Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiên tranh vệ quốc. Qua đó, bài văn nói lên một cách sinh động, đầy sức thuyêt phục, một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...) lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.