Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 1
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 2
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 3
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 4
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 5
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 6
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 7
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 8
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 9
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 10
CÁCH LÒM 3Òi VĂN LỘP LORN Glỏl THÍCH
Mực TIÊU BÀI HỌC
Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Tìm hiểu đề và tìm ý
Cần tra từ điển để hiểu nghĩa của câu tục ngữ: Đi dây đi đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải.
Cần giải thích sâu hơn nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
Nội đung của câu tục ngữ như một lời khuyên, hướng tới khát vọng của con người nên đi đây đi đó, chông thói ở lì một nơi, tự thỏa mãn.
Sưu tầm thêm một số tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
Ví dụ:	•	Đi cho biết đó biết đây
Ớ nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Đi một bữa chợ, học một mớ khôn.
Êch ngồi đáy giếng.
Lập dàn bài
Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa của nó là kinh nghiệm và thể hiện khát vọng được đi nhiều nơi để mở rộng sự hiểu biết.
Thân bài: Giải thích câu tục ngữ
Nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Đàng ở đây có nghĩa là đường-, nghĩa của nó: xác định một khoảng thời gian và không gian nhất định. Một sàng khôn là gì? Sàng nghĩa đen chỉ một loại đồ vật được đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu, thóc, một sàng là đơn vị được đong đo và theo quan niệm của dân gian là lớn và nhiều, một sàng khôn học được nhiều cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết hơn về mọi mặt của cuộc sông.
Nghĩa bóng: Nêu một kinh nghiệm về nhận thức đó là đi nhiều hiểu nhiều, hiểu rõ do đó phải mở rộng tầm hiểu biết.
Nghĩa sâu: Liên hệ với một sô' câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ để thây được sự khao khát của con người muôn được đi đây đi đó để mở rộng sự hiểu biết của mình.
Kết luận: Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm, một khát vọng do đó nó vẫn còn có ý nghĩa dối với ngày nay.
Viết bài:
Mở bài: Giới thiệu trực tiếp câu tục ngữ.
Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ.
+ Giải thích từ ngữ của câu tục ngữ "đàng", "sàng”.
+ Giải thích nội dung câu tục ngữ.
Bình luận nhỏ về ý nghĩa của câu tục ngữ.
Kết bài:
Khẳng định, chốt lại vấn đề đã giải thích.
Liên hệ (gắn nhận thức suy nghĩ vào hoàn cảnh của xã hội để khẳng định câu tục ngữ này đến ngày nay vẫn còn giá trị).
BÀI THAM KHẢO
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã từng khuyên bảo con cháu phải đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Những lời dạy bảo đã được đúc kết thành những câu châm ngôn: "Đi cho biết dó biết đây, ơ nhà với mẹ biết ngày nào khôn". Hoặc "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Những câu tục ngữ này có ý nghĩa như một lời khuyên, một lời khích lệ mọi người muốn có kiến thức rộng, phải lăn lộn với cuộc sông, phải đi nhiều để thu lượm, học hỏi những tri thức, những kinh nghiệm của đời sông để nâng cao sự nhận thức của mình.
"Đi một ngày đàng, học.một sàng khôn" là một câu tục ngữ hay, xét về mặt chữ nghĩa đều rất rõ ràng. Chữ "đàng" ử đây có nghĩa là "đường". "Đi một ngày đàng" chỉ sự ra đi trong một khoảng thời gian vắ không gian nhất định. Đô'i với người nòng dân Việt Nam xưa vô'n ít đi xa, lại chưa có phưưng tiện đo độ dài, họ thường lây thời gian để đo con đường đã đi. Trong câu tục ngữ này từ "sàng khôn" có ý nghĩa biểu trưng gợi sự liên tưởng, "sàng" nghĩa đen chỉ một loại đồ vật được đan bằng tre, hình tròn, nông lòng và thưa có tác dụng làm sạch trấu và gạo, "một sàng khôn" là học được nhiều cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về cuộc sông thiên nhiên và xã hội. Từ "sàng khôn" còn gợi sự liên tưởng đến hành động sàng qua sàng lại để lưu giữ trên sàng những thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống sàng là thứ nhỏ hơn. "Sàng khôn" là nói tới điều "khôn" đã được chọn lọc
Trở lại với câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn', đây là câu tục ngữ có hai vế câu, mỗi vế thế hiện một nội dung: vế một chỉ rõ thời gian và không gian được xác định một cách cụ thể, vế hai chỉ kết quả học được, thu nhận được từ thời gian và không gian trên. Như vậy, vế một chính là cơ sở tạo nên vế hai; cả hai vế của câu tục ngữ có sự hỗ trợ của phép đôi để tạo nên sự liên tưởng và tính khẳng định: Hề đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đôn lúc đó, dù không có ý định học thì vẫn cứ học được và khôn ra. Ớ lớp sáu, chúng ta đã học câu chuyện ngụ ngôn "Êch ngồi đáy giếng" qua câu chuyện này, tác giả dân gian muôn nhắc nhở, khuyên bảo mọi người không được huênh hoang, chủ quan kiêu ngạo mà phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Những câu chuyện và câu tục ngữ này thể hiện một ý nghĩa rất sâu sắc, nó không chỉ đúc kết kinh nghiêm mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để tìm tòi, khám phá và mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
Ngày nay, đời sông của xã hội đã có nhiều thay đôi, việc giao lưu văn hoá, kinh tế... với các nước quốc tế càng đòi hỏi phải có sự đi lại để học hỏi, để giao lưu, để phát triển xã hội ngày càng giàu đẹp. Câu tục ngử một ngày đàng, học một sàng khôn" vẫn còn có giá trị đôi với những ai quen sông khép mình, tự hài lòng thỏa mãn với mình.
LUYỆN TẬP
Cho đề văn: Một nhà văn có nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích câu nói đó.
1. Tìm hiểu đề:
Đề yêu cầu làm sáng tỏ: Sách mãi mãi lưu giữ trí tuệ cùa con người.
Cần giải thích hai vấn đề:
Sách chứa đựng trí tuệ của con người.
Sách là ngọn đèn sáng bất diệt.
Liên hệ những câu nói có nội dung tương tự để làm nổi rõ luận đề Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Lập dàn bài
Mở bài:
Dẫn dắt ngắn hướng về nội dung luận đề.
Giới thiệu câu nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Thân bài:
+ Giải thích từ ngữ: "trí tuệ" thể hiện sự tinh túy, tinh hoa của hiểu biết.
+ Giải thích ý nghĩa của câu nói
Sách là ngọn đèn sáng, ngọn đèn sáng rọi chiếu, rọi đường, đưa con người ra khỏi chôn tối tăm (ở đây là chôn tốì tăm của sự không hiểu biết).
Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: ngọn đèn sáng không bao giờ tắt.
Cả câu nói có ý: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người.
+ Giải thích cơ sở chân lí của câu nói:
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người, cuốn sách có giá trị khi:
Ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người đúc kết được từ những kinh nghiệm trong sản xuất, trong chiến đấu và trong các mốì quan hệ xã hội.
Những hiểu biết mà sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời và truyền từ đời này sang đời khác.
+ Giải thích sự vận dụng của câu nói.
Cần phải chăm đọc sách để vôn sông được phong phú, tri thức được mở mang, lốì sông được tốt hơn.
Cần phải biết chọn sách mà đọc.
Cần phải biết tiếp nhận ánh sáng trí tuệ của sách.
Kết luận:
+ Khẳng định, chốt lại vấn đề đã giải thích.
+ Liên hệ bản thân.
MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO
Đề sô 1: Giải thích câu tục ngữ sau:
"Giấy rách phải giữ lấy lề".
Bài làm
Trong bất kì hoàn cảnh nào, nhân dân ta đều giữ gìn truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Từ bao đời nay, ông cha ta từng hết lòng bảo vệ sự trong sáng của côi cách, phẩm hạnh, nòi giông Rồng Tiên và luôn truyền bảo nhắc nhở con cháu noi theo qua câu tục ngữ "Giấy rách phải giữ lấy lề".
Đứng ở góc độ ngôn ngữ, câu tục ngữ "Giấy rách phải giữ lấy lề" có cấu tạo rất lí thú. Ở đây "giấy rách" biểu trưng cho sự nghèo đói, cho hoàn cảnh khó khăn của con người. "Lề" là phần giấy trắng không viết được ngăn cách với phần giây được dùng để viết chữ bởi một đường kẻ thẳng biểu trưng cho sự trong trắng, trung thực, ngay thẳng trong đạo đức của con người. Nhiều tờ giây đóng lại thành một quyển sách hoặc quyển vở. Trên tờ giấy, "lề" là phần chưa bị viết mực lên, nơi ghi lại những lời đánh giá, nhận xét phẩm hạnh, tư chất một học trò về đường học hành.
Trong cuốn sách, lề là gốc. Giấy có thể rách (bị xé) nhưng gốc lề vẫn được giữ lại như các cuôn sổ biên lai hoá đơn. Chừng ấy thôi cũng đủ cho câu tục ngữ "Giấy rách phải giữ lấy lề" thực hiện chức năng giáo dục của mình. Trong hoạn nạn, trong khó khăn, nghèo đói, con người không được phép tha hoá, cần phải giữ gìn nhân cách đẹp đẽ của mình "đói cho sạch rách cho thơm".
Cũng cần nói thêm, dường như trong câu tục ngữ "Giấy rách phải giữ lấy lề", chữ "lề" còn gợi mở giúp chúng ta liên hệ tới một chữ "lề" khác với ý nghĩa biểu thị nền nếp, phong tục tập quán thông lệ mà chúng ta có thể thây trong tiếng Việt "lề lối" "lề luật"-, "Đất có lề, quê có thói"... Một sự trùng hợp, giữa hai chữ "lề" như thế, liệu có phải là dụng ý chơi chữ hay hoàn toàn ngẫu nhiên, vô cớ.
(Trích Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ)
Đề sô 2: Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:
"Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi dầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"
Em hiểu câu nói trên của Bác như thế nào?
Bài làm
Xuân, hạ, thu, đông - bôn mùa trong năm có mùa nào đẹp như mùa xuân? Cuộc đời một trăm năm, tụổi trẻ khởi đầu một đời người, tuổi trẻ là tuổi tươi đẹp nhất. Tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của một đời người cũng là mùa xuân của đất nước, của xã hội. Rất yêu quý và tin cậy ở tuổi trẻ Việt Nam, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồụg cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:
"Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".
Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm mới. Sau mùa đông tàn tạ, vũ trụ trở lại mùa xuân, mùa xuân là chúa muôn loài. Nó đem lại sinh khí, nhựa sông cho tạo vật. cỏ cây, hoa lá, chim muông, con người, vạn vật như trẻ lại, đẹp lại cùng mùa xuân. Cây đâm chồi nảy lộc, hoa tưng bừng rực nở, nắng xuân chan hoà.
Mùa xuân đem đến sức sông mới cho muôn loài, đem đến niềm vui và hi vọng cho con người. Mùa xuân khởi động trong thế đi lên của tạo vật. Hoa nở và kết trái. Mùa của sánh bầy, kết đôi, mùa của hạnh phúc, của lễ hội. Con người vào xuân. Đất nước vào xuân "Xuân ơi xuân, em mái đến dăm năm -Mà cuộc sống dã tưng bừng ngày hội" (Tô' Hữu).
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Người ta gọi tuổi trẻ là tuổi thanh xuân, tuổi hoa niên. Tuổi tràn trề nhựa sông. Tuổi sôi sục bầu nhiệt huyết. Sinh lực dồi dào, tâm hồn trong sáng yêu đời, trí tuệ phát triển mạnh mẽ, phong phú. Tuổi trẻ là tuổi đâu tranh để thực hiện lí tưởng, ước mơ và hoài bão của mỗi người. Như hoa khoe sắc đua hương, tuổi trẻ đánh dâu con đường học tập thành tài, mở đầu cho một sự nghiệp; xây dựng một nhân cách văn hoá.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, là thế hệ trẻ, giàu thể chất và tiềm năng, cần cù, hiếu học, dũng cảm và yêu đời, là lớp người nhạy cảm, ham tiến bộ, giàu tinh thần yêu nước, đổi mới và luôn hướng về cái mới theo sự vận động đi lên của lịch sử. Thời bình tuổi trẻ là lực lượng chính trong sản xuất, nghiên cứu khoa học để xây dựng đâ't nước. Lúc đất nước bị xâm lăng thì "người con trai ra trận - Người con gái trở về nuôi cái cùng con" (Nguyễn Khoa Điềm). Họ đã đem xương máu bảo vệ sơn hà xã tắc, đã "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Thế hệ trẻ là trụ cột nước nhà: "Thanh niên lay trời, trời phải rung, thanh niên xoay đất, đất phải chuyển' (Phan Bội Châu). Một Trần Quốc Toản "Phá cường địch báo hoàng ân", một Lý Tự Trọng, một Võ Thị Sáu hiên ngang bước ra pháp trường, một Cù Chính Lan dùng thủ pháo diệt xe tăng giặc Pháp, những cô gái Đồng Lộc, những chàng trai cô gái "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai", tất cả là tuổi trẻ Việt Nam anh hùng.
Tuổi trẻ - thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh đã đi tiên phong trong sự nghiệp kháng chiến và chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, giành lại độc lập, tự do và thông nhất Tổ quốc.
Tự hào thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Họ mang trong dòng máu mình sức trai Phù Đổng. Để mãi mãi xứng đáng là mùa xuân của xã hội, tuổi trẻ cần tu dưỡng lí tưởng và đạo đức cách mạng, biết "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". Con đường của tuổi trẻ Việt Nam đi tới ngày mai đầy ánh sáng và hi vọng. Những mùa xuân đẹp đang chờ đón họ. Con đường học tập, con đường nghiên cứu khoa học, con đường lao động sáng tạo là con đường của thanh niên. "Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn", câu thơ của Phan Bội Châu vẫn là tiếng nói chân thành nhắc nhở chúng ta: Phải biết hướng sức trẻ, trí tuệ vào những việc ích nước lợi nhà. Không phải đó đây trong thanh niên, thiếu niên Việt Nam không còn những hiện tượng tiêu cực như sống buông thả, thích ăn chơi hưởng thụ, học hành lười biếng, sa sút về đạo đức... Đâu tranh chông lại những hiện tượng tiêu cực để tâm hồn tuổi trẻ trở nên trong sáng, chí khí thanh niên thêm hùng cường, để thanh niên mãi mãi là mùa xuân của xã hội, là trụ cột nước nhà.
Nhà thơ Tô' Hữu có viết:
"Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa"
Mỗi thanh niên chúng ta, các bạn và tôi, ước gì chúng ta "được làm hạt giống dể mùa sau" đem bàn tay, khối óc để giúp ích cho dân tộc, thực hiện đúng lời Bác dạy: "Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"
(Trích chọn)
Đẽ sô 3: Em hãy giải thích câu tục ngữ:
"Thương người như thể thương thân".
Bài làm
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay vốn có một truyền thông thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau. Những tình cảm quý báu đó đã đi vào máu thịt trong mỗi con người và được đúc kết thành những câu châm ngôn: "Thương người như thể thương thân".
Câu tục ngữ này thể hiện môi quan hệ giữa con người và con người, tình yêu đồng loại, yêu người cũng chính là yêu mình. Chỉ bằng cách nói ngắn gọn nhưng câu tục ngữ lại bao hàm một ý nghĩa sâu sắc. vế một nói về "thương người" là nói đến nhiều người (nhân loại), vế hai nói về bản thân mình "thương thân". Tác giả dần gian đã mượn hình ảnh so sánh giữa số' nhiều và sô' ít để đưa đến một kết luận: Ta yêu mình như thế nào thì phải yêu người khác như thế ấy. Niềm vui của mọi người cũng chính là niềm vui của mình. Cái buồn, cái đau của người khác cũng chính là cái buồn, cái đau đớn của chính bản thân. Phải sông trong tình yêu thương của đồng loại "Một con ngựa, đau, cả tàu bỏ cỏ".
Chúng ta đều biết xã hội loài người muôn phát triển thì bản thân mỗi cá nhân phải cô' gắng rất nhiều về mọi mặt, cá nhân là tế bào, là thành viên của xã hội, chẳng có ai là sông riêng lẻ, đơn độc. Họ sông với nhau chẳng khác nào như "răng với môi" như ''tay với chân" như "anh với em".
Tuy họ không cùng máu mủ nhưng họ sống với nhau có tình có nghĩa "tôi lửa tắt đèn có nhau", họ có thể sẵn sàng "nhường cơm xẻ ảo" cho nhau trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Chính mốì quan hệ gắn bó này đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lơi khác. Cuộc kháng chiêh mười nàm chông quân Minh là bản anh hùng ca vĩ đại của tình yêu thương và đoàn kết. Chính sức mạnh "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cầu trúc ngọn cờ phất phới - Tướng sĩ một lòng phu tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào" làm nên sự nghiệp hiển hách. Cuộc kháng chiến chông Pháp và Mĩ càng chứng minh sức mạnh của tình yêu thương đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng.
Mặc dù chiến tranh đã đi qua, nhưng dư âm và hậu quả của nó vẫn để lại trên mảnh đất và con người Việt Nam những thiệt hại và nỗi đau về thể xác. Châ't độc điôxin mà Mĩ đã tung ra hủy hoại bao bà mẹ, bao đứa trẻ thơ Việt Nam khiến họ mâ't mát và đau đớn. Để chia sẻ với nhưng nỗ’’ đau đó, toàn thể dân tộc Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các dân tộc trên dưới một lòng đều kí vào đơn tô' cáo đòi đế quô'e Mĩ phải nhận trách nhiệm và bồi thường những gì mà họ đã gây ra ở Việt Nam. Bến cạnh đó còn có những phong trào quyên góp, những bức thư thăm hỏi động viên để làm vơi đi bớt nỗi đau mà các nạn nhân phải gánh chịu.
Nét đẹp của tình yêu đó chính là đạo lí, là nét đẹp của con người Việt Nam, là nền tảng để xây dựng một nước Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". "Thương người như thể thương thân" mãi mãi là bài ca về lòng nhân ái, thủy chung trong mỗi người dân Việt Nam.
Đề số 4: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
"Có công mài sắt có ngày nên kim".
Em hãy giải thích và bình luận lời khuyên trên.
Bài làm
Mỗi chúng ta trong cuộc đời, ai chả muôn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là một con đường bằng phẳng mà có thể là một con đường đầy chông gai và lắm khó khăn.
Để động viên mọi người bền gan vững chí, nhân dân ta thường khuyên nhủ: "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Câu tục ngữ như một chân lí với những hình ảnh tượng trưng đầy tính thuyết phục: "sắt" là một kim loại cứng không dễ gì mài trong một hai ngày thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là cả một quá trình công phu và gian khổ, nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tô'n bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim, ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dụng của nó lại râ't lớn, nó là vật có ích cho con người để may vá quần áo... "Mài sắt" để "thành kim" chính là điều mà nhân dân ta khuyên bảo mọi người, phải có một quyết tâm lớn thì dù việc gì khó đến mấy, cũng có thể làm được.
Thực tế cuộc sông đã chứng minh điều đó. Trong lịch sử chông ngoại xâm, một nước nhỏ bé như nước ta lại phải đương đầu với nhiều đế quốc hùng mạnh. Hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung quốc, chín năm kháng chiến chông Pháp và ba mươi năm chống Mĩ, dân tộc ta đã làm nên những chiến công oanh liệt chói lọi, những trang sử vàng của dân tộc.
Trong cuộc sôìĩg lao động sản xuất nhân dân ta đã nhiều lần phải đương đầu với sức tàn phá dữ dội của thiên nhiên. Những cơn bão đã làm thiệt hại tính mạng và của cải của hàng nghìn người. Những trận lũ lụt thường xuyên xảy ra ở Bắc bộ và Nam Trung bộ, nhưng với ý chí và nghị lực, nhân dân ta đã đắp nên những con đê to sừng sững ở hai bên bờ sông Hồng, sông cầu, sông Thương... Rõ ràng chỉ với đôi bàn tay bé nhỏ chịu thương, chịu khó, nhân dân ta đã làm nên những kì tích vĩ đại, bắt thiên nhiên phải đầu hàng và phục vụ cho đời sông của con người.
Trong học tập, đức kiên trì, nhẫn nại càng trở nên quan trọng hơn. Nhiều bạn học sinh đoạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế, chính các bạn là người đã chứng minh nhờ học tập chăm chỉ, kiên trì, bền bỉ mà các bạn đã có những thành tích như vậy. Hình ảnh chú Nguyễn Ngọc Kí nhờ chăm chỉ luỳện tập mà đã vượt lên chính sô' phận ngặt nghèo của mình, chú đã dùng chân để viết vì hai cánh tay của chú bị liệt từ hồi nhỏ. Tâ'm gương phân đâu của chú mãi mãi là bài học về đức kiên trì đế’ cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên Việt Nam học tập.
Ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công được.
Câu tục ngữ "Có công' mài sắt, có ngày nên kim" không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là một lời động viên đô'i với con người: dù làm bâ't cứ việc gì, thậm chí khó khăn đên mấy, nhưng có ý chí, nghị lực và tính bền bỉ sẽ nhất định thành công.