Soạn bài Sống chết mặc bay

  • Sống chết mặc bay trang 1
  • Sống chết mặc bay trang 2
  • Sống chết mặc bay trang 3
SỐNG CHẾT Mẻc BflY
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được giá trị hiện thực nhân đạo và những thành công nghệ thuật trong tác phẩm Sống chết mặc hay.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Sống chết mặc bay, chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến Khúc đề này hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chông đỡ của người dân.
Đoạn 2: Từ "Ây lũ con dân" đến "Điếu mày": Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đê".
Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
Dựa vào phép tương phản chỉ ra:
Hai mặt tương phản trong truyện sống chết mặc bay: Một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ "đi hộ đê".
Từng mặt của sự tương phản
Sự tương phản thứ nhất:
+ Thời gian: gần 1 giờ đêm.
+ Mưa to khiến nước sông dâng cao.
+ Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhón nháo, căng thẳng (qua tiếng trông, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê với các hoạt động chống đỡ vừa sôi động, vừa lộn xộn của người dân.
+ Sự bất lực của sức người trước uy vũ của thiên nhiên.
+ Sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
Kết luận: thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sông của người dân.
Sự tương phản thứ hai:
+ Địa điểm: Trong đình vững chãi, đê vỡ cũng chẳng sao.
+ Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bộ", "nguy nga" (phản ánh uy thế của tên quan phủ với nha lại, tay sai).
+ Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" chứng tỏ một cuộc sông quý phái, rất xa lạ với cuộc sông lầm than của nhân dân.
+ Dáng ngồi ung dung, kẻ hầu người hạ.
+ Sự dam mê tổ tôm và quang cảnh đánh bài tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng.
+ Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người xông vào báo tin đê vỡ:
+ Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi "Ù! Thông tôm, chi chi nảy...”
Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này nhằm tô" cáo thái độ vô trách nhiệm, bàng quan của kẻ được mệnh danh là "cha mẹ của dân" và nói lên nỗi cực nhọc, cuộc sông bị đe doạ của người dân lao động trước nạn vỡ đê.
Phép tăng câp trong truyện ngắn sống chết mặc hay được thể hiện ở việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.
Cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả: Cảnh trời mưa mỗi lúc một nhiều, dồn dập "mưa tầm tã", "vẫn mưa tầm tã trút xuống". Mực nước sông mỗi lúc một dâng cao "nước sông Nhị Hà lên to quá", "dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên"-, âm thanh "tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê" mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuôi. Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một gần và cuôì cùng đã đến.
Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh bài tổ tôm, phép tăng cấp được sử dụng nhằm miêu tả độ ham mê đánh tổ tôm cùng bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan huyện mỗi lúc một tăng. Đã không chứng kiến trực tiếp cảnh hộ đê của nhân dân, mưa đổ xuống mỗi lúc một lớn như vậy mà không biết, chỉ ham mê đánh tổ tôm. Rồi có người chạy vào báo tin đê vỡ nhưng vẫn thờ ơ lên giọng quát nạt bọn tay chân rồi lại tiếp tục đánh tổ tôm đến lúc hắn thắng trong niềm vui cực độ của kẻ phi nhân tính cũng là lúc khắp mọi nơi nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi, kẻ sông người chết bơ vơ, tình cảnh thảm sầu không sao kể xiết.
Phép tăng câp trong nghệ thuật ở truyện ngắn sống chết mặc bay có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, nhân cách xấu xa của nhân vật (viên quan phủ).
Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Sổng chết mặc bay
Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đốì lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sông của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ "lòng lang dạ thú".
Giá trị nhân đạo: Thể hiện tình cảm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền lúc bấy giờ.
Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Trình độ sử dụng ngôn ngữ khá điêu luyện góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật.
LUYỆN TẬP
Những hình thức ngôn ngữ được vận dụng vào truyện Sống chết mặc bay.
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
X
Ngôn ngữ miêu tả
X
.Ngôn ngữ biểu cảm
X
Ngôn ngữ người dẫn chuyện
X
Ngôn ngữ nhân vật
X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
X
Ngôn ngữ đối thoại.
X