Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

  • Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu trang 1
  • Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu trang 2
  • Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu trang 3
NHỮNG TRÒ LÔ
HRY LÀ Vfl-REN vé PHRN BỘI CHÂU
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu, đại diện cho hai lực lượng xã hội: phi nghĩa và chính nghĩa.
II. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đây là một truyện ngắn, hình thức giông như một bài kí sự nhưng thực tế là một câu chuyện hư cấu.
Truyện được viết trước khi Va-ren sang Việt Nam để nhận chức Toàn quyền Đông Dương và thực tế khi Va-ren sang Đông Dương, đến Sài Gòn, qua kính đô Huế và đến Hà Nội cũng không có chuyện gặp Phan Bội Châu ở nhà tù Hà Nội.
Đoạn văn từ "Do sức ép của công luận" đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù".
Va-ren hứa sẽ chăm sóc tới "cụ Phan Bội Châu".
Thực chất của lời hứa đó là một sự bịp bợm, vuốt ve và trân an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu. Lời hứa đó là một trò lôi
Cụm từ "nửa chính thức hứa" và câu hỏi của tác giả "giả thử cứ cho rằng... và ra làm sao" là cách viết thâm thúy trong việc bộc lộ lời hứa dối trá của Va-ren.
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu hai nhân vật đã thể hiện sự tương phản, đô'i lập cực độ. Thế’ hiện qua:
Số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật. Tác giả đã dành một số’ lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách của Va-ren. Còn Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đốì lập. Cách viết vừa tả vừa gợi thể hiện bút pháp thâm thúy của nhà văn.
Qua những lời lẽ có tính độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu cho thấy động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren là một kẻ bâ’t lương trong việc vuổt ve, dụ dỗ một người cách mạng vĩ đại.
Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó cho ta thấy khí phách, tư thế của Phan Bội Châu hiên ngang, khinh bỉ, phớt lờ trước những lời dụ dỗ của Va-ren.
Câu chuyện ở đây có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả làm cho câu chuyện trở nên có giá trị hơn trong việc nâng cao tính cách thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù.
Ý nghía của lời tái bút:
Nếu với lời kết ở trên thì thái độ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng hình thức ứng xử là im lặng, dửng dưng thì lời tái bút là một hành động chông trả quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren. Cách dẫn truyện như vậy thật là thú vị và điều quan trọng là làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề.
Tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu
Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là "vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập", tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
Va-ren: gian trá, lô' bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
LUYỆN TẬP
Trong truyện, thái độ của tác giả đôi với Phan Bội Châu thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ trước khí phách của cụ được thể hiện qua các câu:
"Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vỉ độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng".
Chính câu nói của Va-ren: "Ổng Phan Bội Châu, tôi biết rõ tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hi sinh nhiều nguy nan của ông, và chính tôi... tấm lòng rất mực quỷ trọng ông”.
Nhưng, lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai (Phan Bội Châu) chẳng khác gì "nước đổ lá khoai", và cái im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu...
Nếu quả thật thế, thì có thể là lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười, mỉm cười một cách kín đáo, vô hỉnh và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy.
Cụm từ "những trò lố" trong nhan đề tác phẩm.
Trước hết hãy hiểu "lố bịch” là gì? Không hợp với lẽ thường của người đời đến mức đáng chê cười, chướng tai gai mắt. "Những trò lố" trong nhan đề tác phẩm chính là xuất phát từ ý muôn trực tiếp vạch trần hành động lô' bịch, lô' lăng, bản châ't xấu xa đê tiện của Va-ren.