Soạn bài Lao xao

  • Lao xao trang 1
  • Lao xao trang 2
LAO XAO
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê, qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu thiên nhiên của tác giả.
Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả về các loài chim của tác giả.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Bài văn LAO XAO trích từ tác phẩm Tuổi tha im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
Qua những kỉ niệm thời thơ ấu của mình ở một làng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã làm hiện lên một bức tranh thiên nhiên và cuộc sông của con người ở làng quê thuở trước, tuy đơn sơ nghèo khó nhưng giàu sức sông, đậm đà tình người, chứa đựng bản sắc văn hoá độc đáo của làng quê.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do?
Trình tự kể và miêu tả về các loài chim khá chặt chẽ và theo một hệ thống.
Đoạn mở đầu, tác giả giới thiệu và miêu tả khung cảnh làng quê vào lúc chớm sang hè với những màu sắc, hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với sự lao xao, rộn ràng của ong và bướm: “Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa...”.
Tiếp đó tác giả mô phỏng tiếng kêu của các con bồ các bay ngang qua sàn nhà, rồi sau đó bằng một cách tự nhiên tác giả giới thiệu về các loài chim.
Các loài chim được miêu tả thành hai nhóm:
Đoạn đầu miêu tả các loại chim lành gần gũi với con người như: bồ các, chim ri, sáo sậu, tu hú, chim ngói, nhạn...
Đoạn sau nói về các loài chim ác như: diều hâu, quạ, cắt...
Đoạn miêu tả chim bìm bịp là một đoạn chuyển tiếp, liên kết giữa hai đoạn.
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả về các loài chim?
Nghệ thuật miêu tả các loài chim:
Tác giả chọn những nét tiêu biểu ở mỗi loài chim:
+ Chim bồ các chọn tiếng kêu “các... các... các”.
+ Sáo thì chọn tiếng hót.
+ Tu hú chọn tiếng kêu “tu hú”.
+ Các loại chim dữ: tả chúng qua hành động (diều hâu bắt gà, các cuộc đánh nhau giữa chèo bẻo với diều hâu và chim cắt...)
Thông qua những nét tiêu biểu tác giả đã giới thiệu một cách thứ tự nhưng rất tự nhiên về các loại chim với hình dáng, màu sắc, đặc điểm và tập tính của chúng.
Kết hợp giữa tả, kể, nhận xét và bình luận:
Ví dụ: Kể chuyện con sáo nhà bác Vui tập nói, chuyên sự tích con bìm bịp.
Miêu tả ngoại hình qua hành động (cuộc giao chiến giữa các loài chim: diều hâu, chèo bẻo, cắt...).
Qua sự miêu tả, ta thấy tác giả không những có sự hiểu biết cụ thể về các loại chim mà ở đây ta còn thấy được sự cảm nhận về thiên nhiên, chỉ có lòng yêu thiên nhiên tác giả mới có thể miêu tả một cách cụ thể như vậy.
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, chuyện kể. Hãy tìm các dần chứng.
Những chất liệu văn hoá dân gian được sử dụng trong bài:
+ Truyện cổ tích: Sự tích con bìm bịp\ Sự tích chim chèo bẻo.
+ Đồng dao: “Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các...”.
+ Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kẻ cắp gặp bà già; Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
Cách cảm nhận về loài chim của tác giả: đó là cách nhìn chúng trong mô'i quan hệ với con người với công việc nhà nông, đó là những thiện cảm và ác cảm của từng loài chim theo những quy luật phổ biến mang tính dân gian. Do đó cũng không tránh khỏi sự định kiến đối với một số con vật (sự tích con bìm bịp cho rằng khi con này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt...)
Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Băng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú, tác giả đã vẽ những bức tranh cụ thể, sinh động nhiều màu sắc về thế giới loài chim ở đồng quê. Qua đó tác giả cũng bày tỏ tình cảm yêu mến thiên nhiên, làng quê của mình.
GHI NHỚ: Đọc sách giáo khoa.