Soạn bài Tổng kết phần Văn

  • Tổng kết phần Văn trang 1
  • Tổng kết phần Văn trang 2
  • Tổng kết phần Văn trang 3
  • Tổng kết phần Văn trang 4
  • Tổng kết phần Văn trang 5
  • Tổng kết phần Văn trang 6
  • Tổng kết phần Văn trang 7
TỔNG KẾT PHẦN VẨN VÀ TẬP LÀM VĂN
TỐNG KẾT PHẨN VẨN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học. Biết hệ thông hoá văn bản, nắm được các nhân vật chính trong các truyện, các đặc trưng thể loại của văn bản. Củng cô' nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một sô' hình tượng văn học. Nhận thức được hai chủ đề chính: truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thông văn học ở chương trình Ngữ văn 6.
II. TÌM HIỂU NỘI DƯNG
1. Bằng trí nhớ hãy ghi lại tất cả nhan đề các văn bản đã học trong cả năm.
Truyện truyền thuyết:
Con Rồng cháu Tiên Bánh chưng bánh giầy Thánh Gióng Sự tích Hồ Gươm.
Truyện cổ tích:
Sọ Dừa Thạch Sanh Em bé thông minh Cây bút thần
Ồng lão đánh cá và con cá vàng.
Truyện ngụ ngôn:
Êch ngồi đáy giếng
Đeo nhạc cho mèo
Thầy bói xem voi
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện cười:
Treo biển Lợn cưới áo mới.
Truyện trung đại:
Con hổ có nghĩa
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Mẹ hiền dạy con.
Văn học hiện đại:
Bài học đường đời đầu tiên Sông nước Cà Mau Bức tranh của em gái tôi Vượt thác
Buổi học cuối cùng Đêm nay Bác không ngủ Lượm
Cô Tô
Cây tre Việt Nam Lòng yêu nước.
Văn bản nhật dụng:
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha.
Trả lời các câu hỏi sau:
Truyền thuyết là gỉ?
Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yêu tô' tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đốì với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Truyện cổ tích:
Truyện cố tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một sô' kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí).
Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
Nhân vật thông minh và nhân vật ngóc nghếch.
Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tô' hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đô'i với cái ác, cái tốt đô'i với cái xâ'u, sự công bằng đối với sự bâ't công.
Truyện ngụ ngôn:
Loại truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sông.
Truyện cười:
Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Truyện trung đại:
Thể loại truyện văn xuôi có nội dung phong phú thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giông hẳn với truyện hiện đại. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc) với sử (ghi chép chuyện thật). Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đôì thoại của nhân vật.
Văn bản nhật dụng:
Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến “văn bản nhật dụng” là nói đến tính chất của nội dungvăn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đô'i với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tác hại của các tệ nạn xã hội. Bởi vậy “văn bản nhật dụng” có thể dùng tất cả các thể tài cũng như các kiểu vãn bản.
Riêng với các văn bản đọc - hiểu là truyện thì hãy lập bảng thông kê các nhân vật chính.
STT
Nhan dề văn bản
Nhân vật chính
Tính cách và vị trí ý nghĩa của. nhân vât chính
1
Con Rồng cháu Tiên
Lạc Long Quân - Âu Cơ
- Dạy dân trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở, có nhiều phép lạ.
2
Bánh chưng bánh giầy
Lang Liêu
- Chăm lo đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, tin tưởng vào công việc mình làm
- Là người đầu tiên làm bánh chưng bánh giầy.
3
Thánh Gióng
Thánh Gióng
- Lên ba tuổi không biết nói, biết cười.
±jU11 llllCLLlll A1I1LỈ LI1U1.
- đánh giặc cứu nước.
4
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sơn tinh tài giỏi, dâng núi cao để chống lũ, chiến thắng Thuỷ Tinh.
Thuỷ Tinh tài giỏi, dâng nước
đánh Sơn tinh để cướp Mị Nương.
5
Sự tích Hồ Gươm
Lê Lợi
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Là người tài cao và đức độ.
Dũng cảm trong chiến đấu.
Trọng lời hứa (việc trao trả lại gươm cho Long Quân).
6
Sọ Dừa
Sọ Dừa
- Là người có hình dạng xấu xí.
Chăm chỉ trong công việc, có tài thổi sáo, học giỏi đỗ trạng nguyên.
Vị tha (tha chết cho hai cô chị).
7
Thạch Sanh
Thạch Sanh
Người dũng sĩ diệt chằn tinh diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch măt kẻ vong ơn bôi nghĩa và
chống quân xâm lược, có lòng vị tha.
8
Em bé thông minh
Em bé
Có tài, thông minh trong việc đốỉ đáp.
Phong làm trạng nguyên
Ngây thơ, dí dỏm
9
Cây bút thần
Mã Lương
Ý chí quyết tâm học vẽ.
Thương yêu những người dân nghèo.
Căm ghét bọn vua, chúa tham
lam độc ác.
- Sông giản dị, bình dân.
10
Ồng lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão đánh cá
Nhân đạo, thương vợ nhưng cam chịu và nhu nhược.
Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
11
Ech ngồi đáy giếng
Ếch
Tính cách huênh hoang, hiểu biết cạn hẹp.
Truyện khuyên: phải mở rộng tầm hiểu biết của mình không chủ quan, kiêu ngạo.
12
Thầy bói xem voi
Năm ông thầy bói
Thái độ chủ quan, phiến diện.
Phủ nhận ý kiến của người khác.
Truyện khuyên: Muôn hiểu biết sự việc phải xem xét một cách toàn diện.
13
Đeo nhac cho
Chuôt Công
- Huênh hoang tư cho mình là kẻ
mèo
to nhất làng, có quyền lực nhưng thực ra hắn chỉ là kẻ ham sông sợ chết, chỉ bàn, chỉ đưa ra những ý tưởng viển vông mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người “thấp cổ bé họng”.
14
Chân, Tay,
Tai, Mắt, Miệng
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- So bì với lão Miệng vì mới chỉ nhìn thấy bề ngoài mà chưa thấy sự chặt chẽ bên trong.
- Truyện khuyên: Mỗi thành viên phải biết nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để tồn tại.
15
Lợn cưới áo mới
Hai anh khoe của
- Thích khoe khoang đến mức kệch cỡm.
- Ganh đua trong việc khoe của.
16
Treo biển
Nhà hàng
Không hiểu những điều đã viết trên bảng.
Không có chủ kiến của mình.
17
Con hổ có nghĩa
Con hổ
Thương vợ, thương con.
Đền ơn và có nghĩa với con người.
18
Mẹ hiền dạy con
Mẹ
Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất cương quyết.
Tạo cho con một môi trường sống tót.
Dạy con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành.
19
Thầy thuốc giỏi cốt nhắt ờ tấm lòng
Thái y lệnh
- Là người thương dân, vì dân, đặt tính mạng của người dân trên cả tính mạng của mình.
20
Bài học đường đời đầu tiên
Dế Mèn
Kiêu căng, xốc nổi, bày trò nghịch ngơm, thiếu suy nghĩ gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Ăn năn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
Trong các nhân vật ở trên, hãy chọn ra ba nhân vật mà em thích. Vì sao em lại thích nhân vật đó?
Gợi ý:
Nhân vật Thạch Sanh: Vì đây là nhân vật người dũng sĩ, dũng cảm, chân thật, ngay thẳng và có lòng vị tha.
Em bé thông minh: Đề cao trí thông minh, hóm hỉnh gây cái cười vui vẻ.
Dế Mèn: Có vẻ đẹp cường tráng, thích sông độc lập, tính kiêu căng, ngỗ ngược, biết ân hận và tự rút ra bài học đường đời cho mình.
Thái y lệnh: Thương người, đặt tính mạng của người dân lên trên tính mạng của mình. Người thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Giữa các loại truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm gì giông nhau về phương thức diễn đạt.
Đều có cót truyện.
Nhân vật: Đều có sự phát triển tính cách và diễn biến tâm lí.
Lời kể: Có lời kể của tác giả và lời kể của nhân vật.
Hãy liệt kê những văn bản thể hiện truyền thông yêu nước và các văn bản thể hiện tinh thần nhân ái của dân tộc ta.
Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước:
Thánh Gióng
Sự tích Hồ Gươm
Thạch Sanh
Em bé thông minh
Lượm.
- Văn bản thể hiện tinh thần nhân ái:
Con Rồng cháu Tiên
Sọ Dừa
Bánh chưng, bánh giầy
Thạch Sanh
Đêm nay Bác không ngủ.