Soạn bài Ôn tập văn miêu tả

  • Ôn tập văn miêu tả trang 1
  • Ôn tập văn miêu tả trang 2
  • Ôn tập văn miêu tả trang 3
  • Ôn tập văn miêu tả trang 4
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
Nhận biết được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
Thông qua những bài tập thực hành rút ra những đặc điểm cần ghi nhớ chung cho văn tả cảnh và tả người.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đây là một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên trên biển rất hay và độc đáo. Theo em điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
Cái hay và độc đáo của đoạn văn:
Tác giả đã biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh đặc sắc (Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi) để thể hiện được linh hồn của cảnh hết sức trong trẻo, tinh khôi.
Sử dụng những so sánh đặc sắc: Mặt trời “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ủng hồng”.
Đoạn văn này càng thấy rõ tài quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ hết sức chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả. Ớ đây một lần nữa chứng tỏ nàng lực sáng tạo cái đẹp và lòng yêu mến, gắn bó với vẻ đẹp thiên nhiên, Tổ quốc của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nếu tả quang cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài vãn như thế nào?
Dàn ý bài văn tả quang cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở.
Mở bài:
Giới thiệu cảnh sẽ tả là cảnh gì? Ớ đâu? Vào lúc nào?
Cảnh đầm sen, lúc sáng sớm, vào mùa hạ.
Thân bài:
Tả bao quát:
Những nét chung đặc sắc nhất của toàn cảnh:
Toàn đầm là một màu xanh pha trắng gợi lên vẻ tinh khiết, thoang thoảng một mùi hương thơm, một mùi thơm đặc biệt không thể lẫn với bất kì một mùi hương nào...
Tả chi tiết:
Những bộ phận đặc sắc với những nét nổi bật về hình ảnh, màu sắc, âm thanh...
+ Búp sen: (Nhô lên từ dưới mặt nước xanh lơ như những nắm tay nhỏ thon thon rồi sau đó trở thành những đoá hoa trắng muôi).
+ Lá sen: (To tròn uốn cong bập bềnh trên mặt nước, như muốn dùng màu xanh của mình để làm nổi bật màu nắng tinh khiết của những bông hoa).
+ Cánh hoa: (Xếp tròn trịa, cân đối, dùng màu nắng của mình để làm nền cho những tua nhị vàng mong manh run rẩy như những sợi tơ).
+ Hương hoa: (thơm thoang thoảng bay khắp làng).
Hoạt động của con người:
+ Chăm sóc đầm sen
+ Hái hoa
Kết luận:
Cảm nghĩ, tình cảm của em trước cảnh ấy.
Sống tinh khiết thơm tho như hoa sen.
Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói, thì em
sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em miêu tả theo thứ tự nào?
Tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập nói, tập đi.
Mở bài:
Giới thiệu em bé mà mình muôn tả;
+ Mối quan hệ của em đốì với em bé.
+ Bé tên gì? Con của ai? Cảm xúc của em đôi với bé.
Thân bài:
Tả hình dáng khái quát của em bé:
+ Năm nay bé bao nhiêu tuổi, trai hay gái, con đầu hay con thứ.
+ Hình dáng cao thấp, mập mạp hay bình thường.
+ Đầu tóc, mặt mũi, nước da, ăn mặc.
Tả những đặc điểm đáng chú ý về mặt hình dáng:
+ Đôi mắt, hàm răng...
+ Đôi má, sóng mũi...
+ Tay, chân...
Tả tính nết thơ ngây của bé biểu hiện qua giọng nói, tình cảm, hành động...
+ Bé tập nói như thế nào? Phát âm ngộ nghĩnh ra sao?
+ Tính hồn nhiên ngây thơ được bộc lộ khi ăn, chơi...
+ Bé tập đi có những nét gì đáng chú ý...
Kết luận:
Cảm nhận của em và mọi người xung quanh đô'i với bé.
Đọc lại bài Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài và bài Buổi liọc cuối cùng
của An-phông-xơ Đô-đê, sau đó hãy tìm ra ở mỗi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự...
Đoạn văn miêu tả:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phànlĩ phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rắt ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và cong uốn một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Tô Hoài
(Dế Mèn phiêu lưu kí)
... Tôi bước qua ghé dài và ngồi ngay xuống trước bàn minh. Chỉ đến lúc áy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi. Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đày, và nhiều người khác nữa. Ai nấy đều vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.
An-phông-xơ Đô-đê
(Những VI sao)
• Đoạn văn tự sự
... Bỗng đồng hồ điểm nười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phố đi tập về vang lên ngoài cửa sổ... Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.
-Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi... tôi...
Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.
Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÕN NĂM”.
Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi... đi đi thôi!”.
An-phông-xơ Đô-đê
(Những vì sao)
... Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ơ đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm, vừa thương vừa ăn năn tội minh. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cùng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bum turn. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Tó Hoài
(Dế Mèn phiêu lưu kí)
Căn cứ vào các yếu tố sau để phân biệt đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
Đoạn văn miêu tả: Hành động tả thường được trả lời các câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh (hoặc người) đó như thế nào? Có gì đặc sắc nổi bật.
Đoạn văn tự sự: Hành động kể thường trả lời các câu hỏi: Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó đã diễn ra như thế nào? ở đâu? Kết quả ra sao?...
Những liên tưởng so sánh trong các đoạn văn vừa nêu:
+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn lioẳn, bây giờ thành cái áo dài kín
xuống tận chắm đuôi.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào củng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
GHI NHỚ
Dù tả cảnh hay tả người cùng phải lựa chọn các chi tiết và hình ảnh đặc sắc tiêu biểu cho cảnh và người ấy, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von so sánh.