Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

  • Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử trang 1
  • Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử trang 2
  • Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử trang 3
  • Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử trang 4
CẦƯ LONG BIÊN - CHỬNG NHÂN LỊCH sử
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của loại vãn bản đó.
Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
Thấy được tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chát hồi kí này.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Văn bản nliật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, nâng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và tác hại của các tệ nạn xã hội... Bởi vậy văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể tài cũng như các kiểu văn bản.
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí. Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự nhưng cũng không phóng túng như trong tuỳ bút.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu lên nội dung ý nghĩa của mỗi đoạn?
Bài văn chia làm ba đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “anh dũng của thủ đô Hà Nội” giới thiệu tổng quát về cầu Long Biên tồn tại trong một thế kỉ.
Đoạn 2: Từ “Cầu Long Biên” đến “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”, cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
Đoạn 3: Phần còn lại. Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên ' trong xã hội hiện đại.
Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ “Cầu Long Biên khi mới hình thành” đến "... bị chết trong quá trình làm cầu”.
Đoạn văn trên cho ta thấy:
Tên gọi của cầu khi mới khánh thành: Toàn quyền Pháp, cầu là kết quả cùa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cầu được coi là một thành tựu thời văn minh cầu sắt.
Cầu được xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của những người dân phu Việt Nam.
Cầu được xây dựng bằng sự đõì xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu.
Như vậy cầu Long Biên được xây dựng để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (có cơ sở hạ tầng tốt mới tiến hành được việc khai thác thuộc địa).
Nếu so sánh việc xây dựng cầu Long biên với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương ta thấy mục đích có khác nhau: cầu Chương Dương và cầu Thăng Long phục vụ cho đời sông cũng như sự phát triển kinh tế của người dân Việt Nam.
Đọc đoạn văn từ “Năm 1945” đến “nhưng vẫn dẻo dai vững chắc”.
Những cảnh vật và sự việc được ghi lại:
+ Sự việc: Cầu được đổi tên thành cầu Long Biên, cầu là chứng nhân của những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những nãm tháng chống Mĩ cứu nước.
+ Cảnh vật:
Cảnh đẹp dưới cầu Long Biên: màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô... cái màu xanh ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn.
Thấy những ánh dền mọc lên như sao sa gợi lên bao quyến rủ và khát khao.
Nhớ những ngày tháng mùa đông năm 1946 cái ngày người dân thủ đô cùng trung doàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.
Nhớ những năm tháng chống Mĩ oanh liệt, oai hùng.
Những ngày nước lên cao... nhìn sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy...
Việc dẫn một bài thơ và bản nhạc trong đoạn vàn có tác dụng như thế nào?
Việc dẫn bài thơ và bản nhạc có tác dụng:
+ Nâng cao ý nghĩa tư tưởng của đoạn văn: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử.
+ Thể hiện tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với di tích lịch sử của những thế hệ sau.
So sánh cách kể của đoạn này với đoạn trên ta thấy:
Tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng hơn, tha thiết hơn. Nếu ở đoạn trên tác giả dùng phương thức thuyết minh để nói lên những hiểu biết về cầu Long Biên một cách khách quan thì ở đoạn này tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình một cách rõ nét. Đặc biệt được thể hiện qua việc dùng từ: trang trọng, ngắm, quyến rủ, khát khao, bị thương, hùng tráng, đau nhói, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...
Về phương thức biểu đạt, tác giả đã dùng từ tôi mười lần. Ngôi kể được bộc lộ một cách rõ ràng.
Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn:
Vì sao tác giả lại đặc tên cho bài văn: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử?
Tác giả đặt tên cho bài văn là: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử vì cầu Long Biên chính là nhân chứng trong suốt quá trình từ khi cầu được xây dựng đến khi cầu đã rút về vị trí khiêm nhường.
Tác giả đã dùng thủ pháp nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên. Không gọi cầu là “chứng tích” mà gọi là “chứng nhân”. Cách nhân hoá này đã đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác, cầu Long Biên đã trở thành một nhân chứng sống lịch sử trước bao đổi thay, trước bao thăng trầm của thủ đô cũng như của con người, của đất nước.
Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối và câu rút gọn:
“Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam”.
Đoạn cuôì vẫn tiếp nối tình cảm biểu hiện của tác giả. cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người dân Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài phải “trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử”. Chính cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng đã góp phần xoá dần khoảng cách giữa ta và họ, để các du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
GHI NHỚ
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng nó đã mãi trở thành chứng nhân lịch sử, không riêng cho Hà Nội mà cho cả nước.
Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
B. LUYỆN TẬP
Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.
Cố đô Hue
Thành cổ Quảng Trị
Cầu Hiền Lương
Chợ Bến Thành
Bến Nhà Rồng...