Soạn bài Viết đơn

  • Viết đơn trang 1
  • Viết đơn trang 2
  • Viết đơn trang 3
VIET ĐƠN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn, viết đơn để làm gì?
Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đơn từ là một loại giấy tờ được dùng rất phổ biến trong đời sông hàng ngày ngoài xã hội cũng như trong nhà trường. Đó là loại giấy tờ của cá nhân hoặc tập thể gửi đến một cá nhân, một cơ quan hay một tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm để đề đạt một nguyện vọng, trỉnh bày một yêu cầu hoặc khiếu nại một sự việc.
Đơn từ là loại giấy tờ mang tính chất hành chính, vì thế có những đòi hỏi riêng khác biệt với các loại văn bản khác, đặc biệt là ở hình thức lá đơn, ở một sô' câu chữ mang tính chất chuyên biệt của văn phong hành chính. Có thể chia đơn từ ra làm hai loại: loại có mẫu quy định (được in sẵn để người viết đơn điền vào chỗ trống hoặc có mẫu sẵn để người viết đơn viết theo mẫu cho đúng quy cách) và loại không có mẫu quy định (tùy thuộc vào cách viết của từng người làm đơn).
VIẾT ĐƠN CÓ MẪU QUY ĐỊNH
Viết đơn có mẫu quy định (đã được in hoặc đã có mẫu) thường không có gì khó khăn. Nếu mẫu đã được in, người viết chỉ cần điền nội dung thích hợp vào chỗ trống trong mẫu in và làm đúng, đủ những thủ tục như mẫu đã yểu cầu là hoàn thành lá đơn.
Ví dụ:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN Dự TUYỂN
Vào lớp 	 chuyên 	 phổ thông cơ sở
Khoá thi ngày	tháng	 năm	
Kính gửi: 	
Họ tên học sinh:	
Nơi sinh:	
Địa chỉ hiện tại:	
Dân tộc:	
Hiện đang học trường phổ thông cơ sở:	
Đã học hết lớp:	 năm học:	
Xếp loại đạo đức	văn hoá: 	 lao động:	
Rèn luyện thân thể:	
Trung bình môn cả năm: 	
Điểm thi cuối nãm của môn chuyên:	
Xin đăng kí dự tuyển vào lớp: 	 chuyên	 trường phổ
thông cơ sở	năm học	
Xác nhận của trường PTCS (Hiệu trưởng kí tên và đóng dấu)
Ngày	tháng	năm	
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
VIẾT ĐƠN KHỔNG CÓ MẪư QUY ĐỊNH
Một lá đơn không có mẫu quy định vẫn cần phải đảm bảo những yêu cầu chung nhất của một lá đơn mặc dù loại này có tính chất tự do cả về hình thức lẫn nội dung. Một lá đơn không có mẫu quy định thường bao gồm ba phần:
Phần mở đầu, phần triển khai, phần kết thúc.
Phần mở đầu phải có đủ:
Tiêu ngữ (hay còn gọi là quốc hiệu)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập — Tự do — Hạnh phúc
Tiêu đề đơn
+ Đơn xin nghỉ học + Đơn xin chuyển trường
Nơi nhận đơn (hoặc người nhận đơn)
+ Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp	
+ Kính gửi: Ông hiệu trưởng trường	
Phần triển khai'.
Tự giới thiệu: Người viết đơn phải giới thiệu họ tên, ngày tháng năm sinh, chỗ ở, trình độ văn hoá... tuỳ từng loại đơn, phần này có thể ghi sơ lược hoặc chi tiết, ghi nặng về trình độ văn hoá hay trình độ nghề nghiệp... sao cho phù hợp nhất.
Trình bày nguyện vọng yêu cầu: đây là phần chủ yếu của lá đơn, vì vậy cần phải viết cho cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc. Lời lẽ không nên cầu kì, bóng bẩy nhưng cũng không phải vì thế mà quá nôm na, cộc lốc.
Phần này cần viết chân thực, có sao nói vậy, không nên thêm bớt các chi tiết, các sự kiện vì nếu thêm bớt sẽ làm cho những người có trách nhiệm rất khó xem xét, giải quyết.
Phần kết thúc cần có:
Lời hứa hẹn và cám ơn của người làm đơn.
Ngày tháng năm viết đơn (có thể ghi cả địa điểm làm đơn).
Chữ kí và ghi rõ họ tên.
Phần ghi chú (nếu có) sẽ viết ở góc trái, phía dưới của lá đơn.
Cần chú ý lá đơn phải do người làm đơn kí, không được ký thay. Nếu đơn có xác nhận hoặc ý kiến của cha mẹ hoặc các cấp có thẩm quyền thì phải xin đủ các xác nhận ý kiến đó. Khi hoàn thành lá đơn cần gửi đi ngay cho đúng kì hạn để các cấp có trách nhiệm giải quyết kịp thời, nhanh chóng.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Từ những ví dụ 1, 2, 3, 4 khi mucin đề bạt một nguyện vọng, một yêu cầu nào đó thì người ta phải viết đơn.
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
Chiều nay các bạn đến dự sinh nhật tại nhà em, do sơ suất kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp.
Trong trường hợp này em sẽ viết đơn gửi chính quyền địa phương để giúp em tìm lại chiếc xe đạp và phát hiện kẻ gian.
Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muôn theo học.
Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu để giải quyết cho em được học.
Trong giờ toán, em gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.
Trong trường hợp này không viết đơn mà em trực tiếp đi xin lỗi thầy
dạy toán hoặc viết thư xin lỗi thầy.
Gia đình em chuyển chỗ ở, em muốn tiếp tục theo học lớp 6 ở chỗ mới chuyển đến.
Em hãy làm đơn xin chuyển trường để trường cũ giải quyết cho em đi và trường mới sẽ tiếp nhận em.
GHI NHỚ
Khi muốn để đạt một nguyện vọng nào đó thì người ta viết đan.
Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo mẫu) và thường gửi cho một người hoặc một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng trình bày trong đơn.
Đơn phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục phải có. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để làm gì?