Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là

  • Câu trần thuật đơn không có từ là trang 1
  • Câu trần thuật đơn không có từ là trang 2
  • Câu trần thuật đơn không có từ là trang 3
  • Câu trần thuật đơn không có từ là trang 4
CÂƯ TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG có TỪ "LÀ"
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
Nắm được tác dụng của kiểu câu này.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Câu trần thuật đơn không có từ là được gọi là câu tả. Vị ngữ của kiểu câu này thường do động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) đảm nhiệm.
Người ta có thể liệt kê nội dung câu tả như sau:
+ Câu tả có nghĩa về hoạt động của sự vật (gọi là câu hoạt động). Ví dụ: Tôi đi học.
+ Câu tả có nghĩa về trạng thái tồn tại của sự vật (gọi là câu tồn tại). Ví dụ: Sách vở đang có trong kho.
+ Câu tả có nghĩa về trạng thái biến hoá của sự vật (gọi là câu biến hoá).
Ví dụ: Khu phố này đang trở thành một khu phô' kiểu mẫu.
+ Câu tả có nghĩa về trạng thái tiếp thu (gọi là câu tiếp thu).
Ví dụ: Quân giặc bị bao vây bốn phía.
+ Câu tả có nghĩa về tính chất sự vật (gọi là câu tính chất).
Ví dụ: Cô ấy rất đẹp.
+ Câu tả có nghĩa về trạng thái bị động (gọi là câu bị động).
Ví dụ: Thành phô' bị oanh tạc bởi máy bay địch.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ "LÀ”.
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Phú ông Ị mừng lắm.
c	V
Chúng tôi / tụ hop ở góc sân.
Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành.
Vị ngữ của các câu trên do các cụm từ:
Cụm tính từ: mừng lắm.
Cụm động từ: tụ họp ở góc sân.
Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho dưới đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.
Phú ông không mùng lắm.
Chúng tôi không tụ họp ở góc sân.
GHI NHỚ
Trong câu trần thuật đơn không có từ là:
Vị ngữ thường do dộng từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
II. CÂU MIÊU TẢ VÀ CÂU TỒN TẠI
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
Đằng cuối bãi, hai câu bé con tiến lại.
Trạng ngữ	c	V
Đằng cuối bãi, tiến lai hai câu bé con.
Trạng ngữ V	c
Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây. Giải thích vì sao em chọn câu này mà không chọn câu khác?
Ay là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.
(Theo Tô Hoài)
Sở dĩ chọn câu (b) để điền vào chỗ trống là vì để thông báo sự xuất hiện hành động của sự vật.
Tìm các cầu miêu tả và câu tồn tại trong ví dụ sau:
Câu miêu tả và câu tồn tại có trong đoạn trích:
a. 1. Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
c	V	(câu miêu tả)
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / mái chùa cổ kính.
Trạng ngữ	V	c
(câu tồn tại)
Dưới bóng tre xanh, ta / gìn giữ môt nền văn hoá lâu đời.
Trạng ngữ c	V
(câu miêu tả)
b. 1. Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt.
Trạng ngữ V	c
(câu tồn tại)
Dế Choắt / là tên tôi đã đăt cho nó môt cách chế giễu và trích thương thế. c	V
(câu miêu tả)
GHI NHỚ
-Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm... của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
- Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biểu của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.
B. LUYỆN TẬP
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại.
а.	1. ơ đây, người ta / goi tên đất, tên sông không phải bằng những danh
c	V
từ mĩ lê, mà cứ theo đăc điểm riêng biêt của nó mà goi thành tên.
(câu miêu tả)
Chẳng hạn như goi rach Mái Giầm, vì hai bên bờ... bơi chèo nhỏ.
c	(câu tồn tại)
Goi là kênh Bo Mát vì ở đó tụ tập... như hạt vừng.
c	(câu tồn tại)
Goi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung... con ba khía.
c	(câu tồn tại)
б.	1. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
c (câu tồn tại)
Măng trỗi lên nhon hoắt như môt mũ gai... mà trỗi dây, c	V	(câu tồn tại)
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh trường em trong đó có sử dụng ít nhất một câu tồn tại.
Đoạn văn:
Chỉ còn ít phút nữa thôi, tiết học thứ hai của chúng em sẽ kết thúc. Sân trường lúc này thật vắng lặng. Đâu đó vang lên tiếng đọc bài ê a của các em học sinh lớp một. Bỗng! “Tùng! Tùng! Tùng!” vang lên ba tiếng trông báo hiệu giờ ra chơi đã đến.
Lúc này ở các lớp sau khi chào thầy cô, các bạn ồ ạt tràn xuống sân trường như thác đổ. Chỉ một thoáng sau quang cảnh sân trường đầy tiếng ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc...
Câu tồn tại:
Bỗng! “Tùng! Tùng! Tùng!” vang lên ba tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến.
Chính tả (nghe - viết) cây tre < t ừ Nước Việt Nam xinh... đến chí khí như người').