Bài số 36: Tả và giới thiệu một di tích lịch sử, văn hoá của quê hương em

  • Bài số 36: Tả và giới thiệu một di tích lịch sử, văn hoá của quê hương em trang 1
  • Bài số 36: Tả và giới thiệu một di tích lịch sử, văn hoá của quê hương em trang 2
Bài số 36
Tả và giới thiệu một di tích lịch sử, văn hoá của quê hưong em.
Bài làm
Chùa Vô Vi trên đỉnh núi Vô Vi
Quê em là xã Phụng Châu, huyện Chương Mĩ, Hà Nội, có dãy núi Tử Trầm. Trên núi Tử Trầm có hai ngôi chùa rất nổi tiếng: chùa Trầm và chùa Vô Vi. Em đã theo bà và mẹ lên thăm chùa Vô Vi giữa mùa lễ hội tháng ba cuối xuân Tân Mão.
Cách thị xã Hà Đông độ 7 ki-lô-mét, bên trái là thị trấn Chúc Sơn, chếch bên phải là núi Ninh Sơn, tục gọi là núi con phượng. Đi qua phía sau làng Ninh Sơn, ta có thể đến thăm chùa Vô Vi.
Chùa Vô Vi toạ lạc trên đỉnh núi Vô Vi. Núi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Leo qua hơn 100 bậc thang đá quanh co là lầu Nghinh Phong trên đỉnh núi.
Chùa Vô Vi là một chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ thế kỉ X. Chùa nằm trên đỉnh núi đá, lại được di chuyển và trùng tu nhiều lần nên rất bé nhỏ. Mái chùa, sân chùa đầy rêu xanh. Chùa chỉ rộng độ 10 mét vuông, sổ tượng Phật không nhiều, màu sơn đã sẫm lại. Chùa hiện còn một quả chuông đúc năm 1814 thời vua Gia Long.
Khung cảnh chùa Vô Vi rất yên tĩnh. Sân chùa có mấy cây đại, hoa nờ trắng cành, hương thơm ngan ngát. Đứng trên lầu Nghinh Phong, du khách có thể phóng tầm mắt ra bốn phía. Làng mạc, ruộng đồng... gần xa ẩn hiện. Dòng sông Đáy uốn quanh, gương sông lấp lánh ánh mặt trời. Không hề có một tiếng động. Chỉ nghe gió thổi lao xao trên mấy cành hoa đại, mấy vòm cây xanh.
Đỉnh trầm toả khói mơ màng, dâng hương ngào ngạt. Đen thăm chùa Vô Vi trên đỉnh núi Vô Vi, du khách được sống trong cảnh tĩnh lặng êm đềm của hương hoa, gió mát, nắng chan hoà, tâm hồn trở nên thảnh thơi kì lạ.
Hoàng Thị Quế, 4A
Trường Tiều học Phong Châu - Hà Nội
Bài đọc tham khâo
Chùa Linh ứng - Bãi Bụt
Chùa Linh ứng - Bãi Bụt toạ lạc trên bán đảo Sơn Trà cách trưng tâm thành phố Đà Nang khoảng 10 ki-lô-mét.
Chùa tựa lưng vào núi Sơn Trà, hướng ra biến Đông, bên phải là dãy núi Hải Vân, Sơn Trà quanh co uốn lượn, bên trái là Cù Lao Chàm bồng bềnh trong sương, xa xa là dòng sông Hàn hiền hoà thơ mộng. Đêm đêm, nhất là những đêm trăng thanh, từ chùa Linh ứng, phóng tầm mắt về xa bốn phía chân trời, ta sẽ thấy thành phố Đà Nằng lung linh huyền ảo hiện lên như dải sông băng.
Đà Nang không chỉ có biển xanh, núi non sông nước hữu tình thơ mộng mà còn được biết đến là nơi có tượng Phật bà Quan Âm cao nhất Việt Nam. Du khách đến tham quan Đà Nằng từ xa hàng chục dặm đã nhìn thấy tượng Phật bà Quan Ảm sừng sững hiện lên giữa màu xanh biển trời núi non.
Tượng cao 67 mét, đường kính toà sen rộng 35 mét, trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng thờ 21 tượng đức Phật với đủ dáng hình từ bi. Trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật tổ cao 2 mét. Tượng Phật bà Quan Âm có trăm nghìn hoạ tiết vô cùng tinh xảo về gương mặt, áo cà sa, cặp mắt bác ái từ bi, đôi bàn tay nhiệm màu, chuỗi tràng hạt, hoa văn uốn lượn quanh đài sen, càng ngắm càng thấy linh diệu.
Tượng Phật bà Quan Âm với khuôn mặt nhân hậu, đôi mắt hiền từ nhìn về biển xa xa, một tay bắt ấn tam muội, một tay nâng bình nước cam lồ được xem như biểu tượng của lòng từ bi bác ái, đã và đang che chở, nâng đỡ cho ngư dàn vượt qua mọi sóng to gió lớn trên bước đường ra khơi chài lưới.
Chùa Linh ứng là một điềm nhấn du lịch của Đà Nằng. Du khách sẽ được dạo quanh vườn chùa với trăm nghìn cây cối hoa lá trăm sắc nghìn hương, ngắm nhìn 18 bức tượng La Hán, mồi vị một dáng hình, một nét mặt riêng, một tư thế riêng. Tất cả các pho tượng Phật nơi chùa Linh ứng trở nên huyền diệu trong tâm hồn du khách.
Lê Khả Lâm
(Đất nước ngàn năm)