Bài số 34: Em hãy giới thiệu và tả một làng nghề nổi tiếng trên quê hương, đất nước thân yêu

  • Bài số 34: Em hãy giới thiệu và tả một làng nghề nổi tiếng trên quê hương, đất nước thân yêu trang 1
  • Bài số 34: Em hãy giới thiệu và tả một làng nghề nổi tiếng trên quê hương, đất nước thân yêu trang 2
Bài sô' 34
Em hãy giới thiệu và tả một làng nghề nổi tiếng
trên quê hưong, đất nước thân yêu.
Bài làm
Vạn Phúc - quê Ilia
Làng Vạn Phúc trước đây thuộc xứ Đoài (Sơn Tây), nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Làng Vạn Phúc là nơi chôn nhau cắt rốn của em.
Làng em, quê hương em có rất nhiều điều đáng tự hào, cả về con người và cảnh vật. Trong đó có lẽ nổi tiếng nhất là lụa Vạn Phúc Hà Đông.
Lụa dệt từ tơ tằm có độ bóng mịn và hoa văn độc đáo với những đường nét mềm mại, sống động, duyên dáng và sắc màu tươi đẹp. Sản phẩm của Vạn Phúc thật đa dạng, phong phú đủ các loại và sắc màu như lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, quê, sa-tanh... Đẹp nhất là lụa vân có hoa văn lượn sóng óng mượt như những đám mây trời thu. Lụa vân có lụa vân thọ đỉnh, lụa vân quế hồng diệp, lụa vân song hạc, lụa vân tứ quý, lụa vân lưỡng long song phượng... Lụa được dệt thủ công công phu, tỉ mỉ. Các nghệ nhân, các bà, các cô thợ dệt có bàn tay vàng đã mang bí quyết lâu đời của Vạn Phúc để làm ra nhiều loại lụa quý và đẹp.
Ông nội em cho biết: trong các thế kỉ XVIII, XIX, lụa vân được các ông hoàng, bà chúa rất chuộng, hầu hết sắc phục, lễ phục của các cung tần, mĩ nữ đều may, thêu bằng lụa Vạn Phúc. Năm 1931, lụa Vạn Phúc có mặt tại hội chợ quốc tế Marseille - Pháp, được đánh giá là sản phẩm tinh xảo của Đông Dương.
Vạn Phúc hiện nay có trên 1.000 máy dệt với gần 800 hộ dân sinh sống bằng nghề dệt lụa. Hằng năm, làng em sản xuất được 2,5 - 3 triệu mét lụa. Lụa bày bán trên 100 cửa hàng ở Vạn Phúc; lụa bày bán ở Hàng Đào và các siêu thị khắp cả nước.
Lụa Vạn Phúc kết tinh tài năng và tâm hồn của các chàng trai, các cô gái, các bà, các mẹ nơi quê hương yêu dấu. Câu ca: “Lụa tốt xem biên, người hiền xem mặt” thường được bà con quê em nhắc đến với bao tự hào.
Âm thanh của tiếng thoi đưa nhịp nhàng, tiếng máy dệt lách cách rộn lên sớm chiều, đêm khuya đã trở thành nhịp điệu cuộc sống lao động cần mẫn của quê hương Vạn Phúc muôn quý nghìn yêu.
Nguyễn Thị Quỳnh Lê, 4B
Trường Tiểu học Vạn Phúc - Hà Nội