Bài số 16: Bồng bềnh chợ nổi Tây Nam Bộ

  • Bài số 16: Bồng bềnh chợ nổi Tây Nam Bộ trang 1
Bài số 16
Bài đoc tham khảo
Bồng bềnh chợ nổi Tây Nam Bộ
Chợ nối Cái Bè (Tiền Giang) có từ khoảng thế kỉ XVIII, được xem là chợ nổi lâu đời nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa ba tỉnh Vĩnh Long, Ben Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, giữa dòng sông Tiền đầy ắp phù sa, nối tiếng với trái cây thơm ngon, ngọt lịm.
Chợ họp từ 4 giờ sáng mỗi ngày. Có khoảng 400 - 500 thuyền loại lớn đay ắp hàng hoá, rất đa dạng, từ hàng nông sản đến đồ dùng gia đình. Còn có hàng trăm chiếc ghe, chiếc xuồng loại nhỏ, chèo đò bằng tay, len lỏi mua bán, trao đổi, phục vụ.
Hàng hoá từ chợ nổi Cái Bè được đưa lên các chợ trên đất liền, sang lại cho các ghe, tàu nhỏ hoặc phân phối dọc theo các dòng sông, dòng kênh chằng chịt. Phần lớn thương lái sống nhờ sông nước này. Họ gắn với tàu ghe như những ngôi nhà di động, và chợ nổi Cái Bè trở thành không gian sống không thể tách rời đối với cuộc đời của họ.
Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều chợ nổi nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét đặc sắc làm nên văn hoá sông nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể đi thăm thú các chợ nổi như chợ nổi Ba Ngàn trên sông Cái Côn, chợ nổi Ngã Năm (Hậu Giang), chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Phụng Pliệp (Hậu Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)... Chọ' nổi Phụng Hiệp đã di dời. Chợ nổi Cái Răng đang dần suy yếu do chợ trên bộ hoạt động quá mạnh.
Đi chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ tìm thấy vẻ đẹp nét duyên của một miền quê, thuần chất miệt vườn, ồn ào sôi động cảnh mua bán trên sông nước. Đây là điểm đến lí tưởng của du khách gần xa, trong và ngoài nước.
Lê Phương Thảo
(Đi về miền Tây Nam Bộ)