Bài số 23: Tả một cụ già mà em kính mến

  • Bài số 23: Tả một cụ già mà em kính mến trang 1
  • Bài số 23: Tả một cụ già mà em kính mến trang 2
Bài sô 23
Tả một cụ già mà em kính mến.
Bài làm 1
Cụ Phúc là Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh trường em. Học sinh cả trường em đều gọi cụ là ông nội hoặc ông ngoại.
Cụ là sĩ quan Hải quân về hưu. Cụ đã gắn bó với trường em 15 năm nay. Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường xem cụ như người nhà, như cố vấn. Nhờ cụ vận động mà các vị phụ huynh đã đóng góp và tích cực xây dựng cho trường em một hội trường, một thư viện và một vườn hoa. Hai cây phượng và ba cây bàng giữa sân trường là do cụ Phúc và thầy các cô giáo trồng năm 2000, nay đã xanh tốt toả bóng mát và ra hoa đỏ rực suốt mùa hè.
Năm nay, cụ Phúc đã ngoài 70 tuổi. Tóc cụ bạc trắng, da hồng hào, gương mặt phúc hậu, đi lại ung dung. Mỗi lần cụ xuất hiện ở sân trường, hàng trăm học sinh chạy ùa tới, reo lên: “Cháu chào ông nội! Cháu chào ông ngoại!” Cụ vui cười và xoa đầu các em học sinh lớp Một, lớp Hai.
Nguyễn Thị Xuân Hoà, 4C
Yên Khánh - Ninh Binh
Bài làm 2
Cụ Tý là Bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê em. Chồng cụ và người con trai của cụ là liệt sĩ thời kháng chiến chống Mĩ. Cụ Tý là bà ngoại của bạn Hoành.
Năm nay, cụ đã 79 tuổi, người thấp bé, mái tóc thưa, bạc trắng. Lưng cụ hơi còng nên cụ đi lại chậm chạp. Trên đường đi học, chúng em thường gặp cụ mặc bộ quần áo nâu, khoác túi vải nâu đi lên chùa Bà. Cụ bước đi như cái bóng, cứ đi vài bước lại dừng lại một lát.
Bạn Hoành nói bà ngoại rất thương hai đứa cháu ngoại. Tiền trợ cấp liệt sĩ hằng tháng, bà ngoại dành cho chị Thu học đại học và Hoành đang học tiểu học.
Mỗi lần nghe em chào, cụ đều nhìn em một lúc rồi nhẹ hỏi: “Cháu Thành đi học về à? Hôm nay, cháu được mấy điểm 10? Bà nội cháu có khoẻ không?”.
Trần NgọcThành, 4B
Kim Động - Hưng Yên